Em hiểu ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm ntn? Em hãy diễn giải xem đạo lý Ăn quả

By Serenity

Em hiểu ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn là gì?
Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm ntn?
Em hãy diễn giải xem đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nc nhớ nguồn có nội dung ntn?

0 bình luận về “Em hiểu ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn là gì? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm ntn? Em hãy diễn giải xem đạo lý Ăn quả”

  1. Câu 1

    Hai câu này có 2 nét nghĩa

    Nghĩa đen

    + ” Quả” là trái cây, khi được “ăn quả” tức là được hưởng thụ những tri thơm quả ngọt thì phải nhớ đến công sức của người “trồng cây”-người làm vườn vất vả đã vun xới, ươm cây, dày công chăm sóc và bảo vệ, một nắng hai sương làm ra nó.

    + ” Uống nước” là khi ta được uống dòng nước mát lành thì phải nhớ đến “nguồn”-nơi bắt đầu nguồn của dòng nước ấy, phải nhớ tới và thầm biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho ta những nguồn nước quý giá đó.

    Nghĩa bóng: “quả” và “nước” tượng trưng cho thành quả, thành tựu, “ăn quả” hay uống nước” chính là hưởng thụ những thành quả ấy. Khi đó, ta phải nhớ ơn đến công lao của người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để tạo ra thành quả ấy. 

    Câu 2

    Yêu cầu chúng minh đòi hỏi là:

    + “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” nghĩa là gì?

    +  Vì sao phải “Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước phải nhớ nguồn”?

    + Chúng ta phải làm gì để báo đáp công lao ấy?

    Câu 3

    Vậy tại sao “uống nước” phải  “nhớ nguồn” và “ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây” ? Bởi lẽ, mọi thành quả lao động từ của cải vật chất đến tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Đất nước ta trở nên giàu đẹp là nhờ bao công sức, hy sinh của bao thế hệ cha anh đi trước gây dựng lên, giữ gìn và tiếp truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Lòng biết ơn là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ lòng trân trọng, kính yêu đối với ân nhân của mình. Ngoài ra, lòng biết ơn còn bồi đắp tâm hồn con người, sống có tình có nghĩa, tạo nên sức mạnh tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ nhau những lúc hoạn nạn. Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, dù đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chúng ta vẫn luôn dành
    chiến thắng bởi sâu trong tâm của mỗi người dân Việt Nam luôn có một tinh thần ” tương thân tương ái” – một nền tảng của đạo đức để phát triển, hình thành lòng biết ơn. Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng và đặt lên hàng đầu? Vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là mọi cơ sở, nền tảng của mọi hành động tốt đẹp của cuộc sống. Người Việt Nam rất coi trọng phẩm chất, đạo đức của mỗi người nên ngay từ khi còn bé, mỗi đứa trẻ đã được dạy về cách đối nhân xử thế trong đó có lòng biết ơn. Vậy lòng biết ơn là cội nguồn của đạo đức để phát triển nhân cách con người theo hướng chân – thiện – mĩ. Người có biết ơn sẽ cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và cảm nhận được giá trị tốt đẹp của cuộc sống.Thái độ sống biết ơn là thái độ tình cảm giữa con người và con người, chúng ta là thế hệ tiếp nối sẽ có nhiệm vụ phát huy, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh hơn.

    Trả lời

Viết một bình luận