xem hộ có bao nhiêu câu thôi mà, k dài đâu Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận.

xem hộ có bao nhiêu câu thôi mà, k dài đâu
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy. Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như là không chủ động với học tập mà đợi khi thầy cô trả lời mới học. Vì không có mục đích để cố gắng nên họ sinh ra chán nản, mệt mỏi, không thích học tập và thành tích không cao. Trong lớp học thì số học sinh học đối phó cũng không ít, họ đợi thầy cô kiểm tra mới bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém, khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Việc học đối phó này gây những tác hại ghê ghớm, cho chính bản thân người học sinh ấy, cho gia đình và xã hội. Bởi lối học bị động như trên, nên kiến thức nắm lơ mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những học sinh đã sút học thường ít khi có ý chí cầu tiến mà hầu như dễ chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình không còn đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng torng học tập dần dần bỏ bê luôn việc học. Nặng hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp, không có nghề nghiệp ổn định. Thật tai hại khôn lường. Muốn xử lý tình trạng học đối phó, chỉ có thể bắt đầu từ ý thức của chính bản thân học sinh. Các em phải hiểu được mục đích việc học của các em là để làm gì? Cho chính tương lai của các em, cho gia đình, cho đất nước. Có như vậy các em mới có thể thay đổi tư tưởng và học hành nghiêm túc. Gia đình, nhà trường cần phải thường xuyên theo dõi, bảo ban các em học hành cẩn thận, để các em không xao nhãng học hành, dẫn đến những hậu quả không đáng có và từ đó xây dựng một nền giáo dục giàu mạnh hơn.
xem hộ tất cả có bao nhiêu câu

0 bình luận về “xem hộ có bao nhiêu câu thôi mà, k dài đâu Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận.”

Viết một bình luận