Em nhận xét như thế nào về tình cảm giữa hai miền bắc và miền nam trong kháng chiến chống mĩ? Liên hệ tình cảm Bắc – Trung – Nam ngày nay mỗi khi đồng

Em nhận xét như thế nào về tình cảm giữa hai miền bắc và miền nam trong kháng chiến chống mĩ? Liên hệ tình cảm Bắc – Trung – Nam ngày nay mỗi khi đồng bào ta gặp thiên tai gây ra ( bài viết không quá 10 dòng )

0 bình luận về “Em nhận xét như thế nào về tình cảm giữa hai miền bắc và miền nam trong kháng chiến chống mĩ? Liên hệ tình cảm Bắc – Trung – Nam ngày nay mỗi khi đồng”

  1. Ngau sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, miền bắc sạch bóng quân xâm lược, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa II) của Ðảng nhận định: “Miền bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền bắc cũng phải được củng cố” (1).

    Tiếp đó, phát biểu ý kiến tại Ðại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc (tháng 9-1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Miền bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh cây mới tốt” (2).

    Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Ðảng, năm 1960, chủ trương tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc; cách mạng XHCN ở miền bắc gắn bó chặt chẽ với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước, đối với cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà; còn cách mạng miền nam có một vị trí rất quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam.

    Như vậy, từ đầu, vai trò và vị trí của miền bắc đã được Ðảng ta xác định rõ. Ðể làm tròn vai trò đó, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hậu phương miền bắc được xây dựng theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo. Ðó là đường lối tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc; gắn chặt nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc hậu phương; gắn chặt nhiệm vụ của hậu phương với nhiệm vụ của tiền tuyến. Chế độ xã hội ưu việt được thiết lập không những bảo đảm cho miền bắc trở thành hậu phương vững mạnh toàn diện, được tổ chức chặt chẽ, mà còn mang lại cho người thợ trong xưởng máy, dưới hầm lò, người nông dân trên đồng ruộng, người chiến sĩ trên chiến hào sức mạnh tập thể to lớn và niềm tin không gì lay chuyển vào sự lãnh đạo của Ðảng, vào tương lai tốt đẹp. Ðó là nguồn gốc, là nền tảng tạo nên sức mạnh bền vững của hậu phương miền bắc suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

    Nhờ thế, suốt những năm xây dựng, chiến đấu gian lao mà rất đỗi hào hùng, miền bắc, tiền tuyến đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang là hậu phương lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Miền bắc, với thủ đô Hà Nội, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Trung ương Ðảng và Chính phủ ta đề ra và chỉ đạo thực hiện đường lối kháng chiến; điều hành chỉ huy chiến tranh trên cả hai miền. Về phương diện đó, sự ổn định, vững bền của miền bắc, sự đồng tâm, nhất trí của người hậu phương là một trong những nhân tố nền tảng để Ðảng ta đề ra và chỉ đạo toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trên cả hai miền thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

    Ðoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của thời đại là một bộ phận hợp thành của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trên vấn đề này, Ðảng ta đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, một mũi tiến công sắc bén. Với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có pháp lý của Hiệp định Geneva về Việt Nam, được nhiều nước trên thế giới công nhận, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành các hoạt động đối ngoại và đấu tranh ngoại giao, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn chiến thắng kẻ thù. Trên thực tế, với tác động của hoạt động đối ngoại và của chính cuộc kháng chiến của nhân dân ta, mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ, đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc Mỹ đã hình thành và phát triển; liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc trên bán đảo Ðông Dương tiếp tục được củng cố, tăng cường.

    Suốt 21 năm chiến tranh, nhất là từ sau Nghị quyết Hội nghị BCH T.Ư  lần thứ 15 của Ðảng (1959), miền bắc tổ chức chi viện sức người, sức của cho miền nam, cho cách mạng Lào và sau đó, cho cách mạng Cam-pu-chia. Sự chi viện đó là to lớn, toàn diện, liên tục, với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường. Năm 1959, miền bắc đưa vào miền nam hơn 500 người. Năm 1964, con số đó tăng lên hơn 17 nghìn. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực động viên ở miền bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp bốn, năm lần so với trước. Chưa tính số quân bảo vệ miền bắc, làm lực lượng dự bị chiến lược, chiến đấu và công tác trên tuyến vận tải 559, chỉ tính riêng số quân đưa vào miền nam trong các năm kể trên như sau: năm 1968 là 141 nghìn, năm 1972 xấp xỉ 153 nghìn, năm 1975 là 117 nghìn. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, bảo đảm giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gồm hàng trăm nghìn người cũng được động viên từ miền bắc.

    Về vật chất, miền bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn km dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền bắc đưa vào miền nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh còn tăng gấp nhiều lần.

    Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền bắc còn tiếp nhận hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ, con em miền nam tập kết; đón tiếp gần 310.000 thương binh,  bệnh binh và hơn 350.000 lượt người từ tiền tuyến ra hậu phương chữa bệnh, học tập… Với chế độ xã hội mới ưu việt được xây dựng và tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong khói lửa chiến tranh, miền bắc vừa là tiền tuyến đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời thật sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ta đang ngày đêm chiến đấu ở miền nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn…

    Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, trong hai năm 1973 và 1974, 250 nghìn thanh niên miền bắc gia nhập lực lượng vũ trang, 150 nghìn quân từ biệt hậu phương vào nam chiến đấu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, thanh niên xung phong miền bắc tới các vùng giải phóng ổn định tình hình. Lực lượng công binh, bộ đội đoàn 559, ngành vận tải miền bắc cùng hàng chục nghìn dân công hỏa tuyến dồn sức sửa rộng đường Trường Sơn, đặt thêm đường ống dẫn dầu. Trong hai năm này, 397 nghìn tấn vật chất từ miền bắc được chuyển tới mặt trận, bằng 54% tổng khối lượng vật chất giao cho các chiến trường trong suốt 16 năm trước đó. Trên miền bắc, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập các quân đoàn chủ lực. Các quân chủng, binh chủng cũng khẩn trương phát triển nhiều đơn vị mới.

    Ðược hậu phương miền bắc chi viện mạnh mẽ, toàn diện, thế và lực cách mạng miền nam biến chuyển nhanh chóng, áp đảo quân địch. Trước tình hình đó, tháng 1-1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm động viên cao độ sức mạnh của cả nước mở cuộc Tổng tiến công chiến lược giải phóng hoàn toàn miền nam.

    Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, cả miền bắc hướng ra tiền tuyến, dốc sức chi viện cho miền nam. Các đoàn cán bộ của Ðảng, của Bộ Quốc phòng lên đường tới các mặt trận để đôn đốc, kiểm tra công tác chuẩn bị. Bộ Chính trị quyết định thành lập Hội đồng chi viện miền nam ở Trung ương do Thủ tướng Phạm Văn Ðồng làm Chủ tịch. Trên mọi nẻo đường dẫn ra mặt trận, những đoàn xe vận tải nối đuôi nhau đi suốt ngày đêm, chuyển nhanh vào nam các binh đoàn chủ lực, các đoàn cán bộ dân, chính, Ðảng và hàng chục nghìn tấn vật chất, tạo ra thế và lực áp đảo trước khi chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh bắt đầu. Nhờ đó, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta

    Bình luận

Viết một bình luận