“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt […] Với cặp báo chuồng bên vô tư lự…” Trình bày cảm nhận c

By Kinsley

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
[…]
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự…”
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng một đoạn văn qui nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng câu chủ đề,phép nối để liên kết câu và một câu ghép (gạch chân, chú thích rõ).
Mọi người giúp em vs ạ ! Em sáng mai em phải nộp rồi ạ ! Em cảm ơn

0 bình luận về ““Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt […] Với cặp báo chuồng bên vô tư lự…” Trình bày cảm nhận c”

  1. Hoàn cảnh của hổ thực tại chính là bị giam cầm nơi cũi sắt. Nó đau khổ “gậm khối căm hờn”. Đó là nỗi uất hận thực tại tù túng khi trở thành thứ đồ chơi cho con người. Vì nó bị giam cầm nên nó không thể tự quyết chính số phận của mình. CÒn nỗi đau nào lớn hơn thế trong hổ! Trạng thái của hổ “nằm dài” thể hiện sự kiêu hãnh trong vị chúa tể. Mặc dù hoàn cảnh có bế tắc nhưng tuyệt nhiên chúa sơn lâm chẳng đánh mất đi sự kiêu hãnh của mình. Thế giới quanh hổ qua lồng sắt kia tràn ngập cái tầm thường, giả dối. Ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực khi chứng kiến con người nhỏ bé. Thái độ “khinh” ghét ở hổ cũng là điều rất dễ hiểu. Nhưng chứng kiến đồng loại- gấu báo không ý thức được thực tại mà còn “vô tư lự”, sự phẫn uất như trào dâng, như dâng trào thành nỗi đau. Thế Lữ đã nhìn hổ trong niềm thương cảm sâu sắc. Với một loạt động từ mạnh, hình ảnh chọn lọc giàu sức biểu cảm ,nhà thơ cho ta thêm hiểu về nỗi đau, về tình cảnh bế tắc của hổ. Tóm lại, tâm trạng hổ phẫn uất, khổ đau khi ý thức về thực tại qua khổ đầu cũng chính là tâm trạng của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước, trong vòng xiềng xích nô lệ. 
    Câu chủ đề của đoạn quy nạp: câu cuối

    Câu ghép: gạch chân

    Phép nối: in đậm, nối bằng quan hệ từ. 

    Trả lời

Viết một bình luận