Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên lên to quá, khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thầm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột .Tình cảnh trông thật thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả, ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay ! nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
a. Xét về cấu tạo, hai câu “Lo thay! Nguy thay!” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của hai câu đó?
b. Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn và nêu tác dụng của chúng
c. Nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột”
a) Hai câu đó thuộc kiểu câu đặc biệt
Tác dụng : bộc lộ cảm xúc của tác giả về việc đê sắp vỡ
b) Những hình ảnh tương phản trong đoạn văn là : Người dân vất vả,khổ sở chống lại lũ lụt ,bảo vệ đê. Trong khi đó trời vẫn mưa tầm tã, nước sông vẫn lên cao, sức người không thể chống lại với sức trời
c) tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột” là thể hiện sự khốn khổ của người dân trước thiên tai, bão lũ, đồng thời cũng phản ánh sự vô trách nhiệm của quan lại đối với người dân
Nocopy
@gladbach