“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, khôn

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc,kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông nước thời cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Ngữ văn 7, Tập 2)
Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)
Câu 2. Văn bản có chứa đoạn trích trên viết theo thể loại nào ? ( 0,5 điểm)
Câu 3. Hai câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của hai câu in đậm đó? (1,0 điểm)
Câu 4. Em hãy chỉ ra hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng ? (1,0 điểm )

0 bình luận về ““Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, khôn”

  1. 1

    – Đoạn trích trên từ văn bản “Sống chết mặc bay”

    – Tác giả: Phạm Duy Tốn

    2

    – Biện pháp tu từ:

    + Liệt kê “kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre”

    + So sánh “ướt lướt thướt như chuột lột”.

    – Tác dụng:

    + Tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả cho đoạn văn.

    + Chỉ ra hàng loạt những hành động mà người dân phải làm trong đêm mưa.

    + Qua đó khắc họa lên tình cảnh khổ cực của người dân.

    3

    – Câu đặc biệt: Gần một giờ đêm.

    – Câu rút gọn: khúc đê làng…thuộc phủ…

    4

    Đoạn văn trên được trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn – là nhà văn điển hình của nền văn học Việt Nam. Thông qua đoạn văn, tác giả đã khắc họa chân thực tình cảnh khổ cực của người dân. Họ bị viên quan cai lệ áp bức, bóc lột sức lao động một cách nặng nề. Mặc dù trời mưa tầm tã, lũ lụt, những tưởng họ sẽ được nghỉ làm để bảo toàn tính mạng. Nhưng không, những viên quan vẫn bắt họ đắp đê. “Từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thuổng kẻ thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột”. Chỉ với biện pháp liệt kê cùng thủ pháp so sánh, nhà văn không chỉ giúp câu văn tăng tính gợi hình, gợi cảm, gợi tả mà còn nhấn mạnh, đặc tả những con người có số phận cùng cực. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm xót thương, cảm thông sâu sắc đối với những người dân. Đồng thời lên án, tố cáo những bọn cai lệ, viên quan đã chà đạp lên quyền sống của một con người. 

    Bình luận

Viết một bình luận