“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, khôn

“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X.
thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ
mất.
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì
thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy
ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông
thật là thảm.
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,
nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút
xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi
với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê
này hỏng mất”.
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Tóm tắt nội dung chính của văn bản trên bằng 10 dòng.
b. Hãy tìm các trạng ngữ có trong đoạn trích, nêu ý nghĩa của trạng ngữ đó.
c. Chỉ ra các câu đặc biệt có trong đoạn và cho biết tác dụng của các câu đặc biệt đó.
d. Phép tương phản, tăng cấp thể hiện như thế nào trong đoạn trích ?
e. Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu văn dưới đây.
Cho biết cụm C – V làm thành phần gì trong câu.
– Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,
nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi.
g. Tại sao tác giả lại không ghi lại chính xác tên địa phương diễn ra câu chuyện, mà chỉ
ghi “làng X. thuộc phủ X.”?
h. Xác định và phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên.

0 bình luận về ““Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, khôn”

  1. a)Đoạn văn trên ở vb “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn .

    Nội dung chính: Đê làng X,phủ X sắp vỡ.Quan phụ mẫu đi hộ đê nhưng lại mang đi phụ đê vô ích,chỉ để hưởng lạc.Đoạn văn còn cho thấy hình ảnh trái ngược giữa dân phu và tên quan.Những người dân phu bị bóc lột,khổ sở chống lại khúc đê sắp vỡ.Trong khi đó,tên quan điềm nhiên chơi bài.Tên quan phụ mẫu là một kẻ thờ ơ,vô trách nhiệm,vô nhân tính.Ngoài kia,người dân nào đắp,nào cừ,kẻ thuổng,người cuốc ……Trong đình,tên quan ngồi rung đùi,hưởng lạc.Tay trái cầm bát bát yến hấp đường phèn,chân thì được tên người nhà gãi.Thật sang trọng làm sao!Cái hay của tác giả là sử dụng thành công nghệ thuật tương phản,cho thấy hình ảnh trái ngược của hắn và nông dân.Chà!Cao quý làm sao!Vị quan “tôn kính” ấy lại điềm nhiên chơi bài,để mặc lũ con dân khốn khổ.Nhưng đỉnh cao của sự vô nhân tính là lúc hắn được kỉ lục trong “nghệ thuật” chơi bài:”Ù thông tô,chi chi nảy.”Hắn đập tay xuống bàn , cười lớn trước cảnh khốn khổ của nhân dân.”Người sống không chỗ ở,kẻ chết không nơi chôn.Nhân dân rơi vào muôn sầu nghìn thẳm.”Hắn thật là một kẻ lòng lang dạ thú.

    (Đoạn này @No copy nha)

    b)Trạng ngữ:

    trên trời:Chỉ nơi chốn, địa điểm

    dưới sông:Chỉ nơi chốn, địa điểm

    c)Gần một giờ đêm:Xác định thời gian diễn ra sự việc

    Than ôi!:Bộc lộ cảm xúc

    Lo thay!:Bộc lộ cảm xúc 

    Nguy thay:Bộc lộ cảm xúc

    d)Phép tương phản , tăng cấp đc thể hiện:Trời mưa to quá,thiên nhiên lớn lao,hung dữ,con người nhỏ bé,không phải đối thủ thiên nhiên.Thiên nhiên càng ngày càng dữ dội hơn.

    e)Cụm C-V “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ “làm thành phần chủ ngữ.

    Cụm C-V ” ai ai cũng mệt lử cả rồi” làm thành phần cụm từ:Cụm động từ

    g)Tác giả lại không ghi lại chính xác tên địa phương diễn ra câu chuyện, mà chỉ ghi “làng X. thuộc phủ X.” vì ý tác giả muốn nói không chỉ một làng,một phủ nào mà chỉ chung chung XHPK thời xưa.

    h)Liệt kê : “……………kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột”

    Cho thấy có rất nhều công việc phải làm=>sự vất vả khổ cực của người dân

    Bình luận

Viết một bình luận