Ghi lại cảm nhận của em về 1 hay vài chi tiết nghệ thuật đối lập tương phản trong đoạn trích Cô bé bán diêm
0 bình luận về “Ghi lại cảm nhận của em về 1 hay vài chi tiết nghệ thuật đối lập tương phản trong đoạn trích Cô bé bán diêm”
An-đéc-xen được mệnh danh là ông già kể chuyện cổ tích, nhà văn lớn của Đan Mạch. Truyện ông viết không chỉ dành cho thiếu nhi mà ở mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi là những bài học nhân đạo cho người lớn. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó phải kể đến truyện ngắn: “Cô bé bán diêm”. Hiện lên nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương.
Trước hết cô bé bán diêm được khắc tả với một gia cảnh nghèo khó, khổ cực. Mồ côi mẹ từ sớm, em sống với cha và bà. Nhưng rồi người bà yêu thương em nhất cũng để em ở lại mà bay về thiên đường. Em sống với người cha nghiện ngập, hàng ngày bắt em làm việc kiếm tiền cho mình. Một cô bé còn quá nhỏ để làm lụng vất vả như vậy. Một cô bé thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.
Cô bé bán diêm nhỏ bé mà phải chịu đựng bao đau khổ, khó khăn ngay cả trong ngày Lễ Giáng sinh – ngày gia đình đoàn tụ ấm áp. Trong bão tuyết lạnh lẽo trắng xoá, mọi người mặc những bộ quần áo ấm áp, rực rỡ thì em lại đi đôi chân trần trên mặt đất trắng xoá đầy tuyết. Đôi chân vì lạnh mà đỏ ửng. Trên người em là bộ quần áo rách, đầu trần không đội mũ để tuyết phủ kín đầu. Nhìn bề ngoài ấy thật đáng thương đến tội nghiệp.
Em luôn miệng mời mọi người xung quanh mua diêm, nhưng không ai quan tâm đến cô bé đáng thương. Đến đây ta thấy sự trách móc ẩn sâu trong câu văn của An-đec-xen về những con người sống quá vội, thiếu đi tình yêu thương nhân loại, bỏ qua những sinh linh nhỏ bé. Em lạnh, đói và rét nhưng không dám về nhà vì lo sợ cha sẽ đánh đập vì không bán được hộp diêm nào.
Em nhìn phố lên đèn, nhìn những ngôi nhà trang hoàng ấm cúng khiến người đọc thật xót xa. Tác giả phác hoạ những đường nét đối lập để nhấn mạnh sự đáng thương, thiếu thốn của cô bé bán diêm. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Kí ức hiện lên ngắn ngủi nhưng cũng đủ khiến em mỉm cười trong cái lạnh. Nhưng quá khứ càng đẹp thì hiện tạo càng đáng thương, càng chua xót.
Những mong ước của cô bé bán diêm được cảm nhận sâu sắc nhất trong những lần quẹt diêm. Lần quẹt diêm thứ nhất “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Giấc mơ giản dị, đơn giản là được ngồi trước lò sưởi ấm em không thể có. Hiện thực trước mắt em là tuyết trắng dày đặc, tiết trời mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ánh sáng tắt đi, bóng tối lại bao quanh
Em quẹt que diêm thứ hai ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Không chỉ phải chịu lạnh, em còn phải chịu đói. Bởi vậy ước muốn ấy thiết thực bao nhiêu thì càng khía sâu nỗi đáng thương đói rét của em bấy nhiêu. Nhưng chưa được bao lâu hiện thực lại bủa vây em. Em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.
Và em quẹt tiếp một que diêm. Que diêm cháy sáng, vùng ánh sáng lại hiện lên. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Que diêm lại vụt tắt mang đi niềm vui vừa mới mở ra. Em vội quẹt thêm que diêm vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em “– Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”
Em quẹt hết số diêm còn lại. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.
Cái chết của em vừa đáng thương lại vừa kì ảo. Bởi nó nhẹ nhàng hệt như một giấc ngủ, giấc mơ. Ước mơ của em thật đẹp. Nhưng càng đẹp thì càng đau xót. Em bé bán diêm sống cuộc đời bé nhỏ nghèo khổ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ và thiếu cả tình thương của cộng đồng.
Qua nhân vật cô bé bán diêm, An-đec-xen nói lên tiếng nói yêu thương với những đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp. Đồng thời cũng là lời phê phán những con người thờ ơ, thiếu tình yêu thương với những con người khó khăn.
An-đéc-xen được mệnh danh là ông già kể chuyện cổ tích, nhà văn lớn của Đan Mạch. Truyện ông viết không chỉ dành cho thiếu nhi mà ở mỗi câu chuyện viết cho thiếu nhi là những bài học nhân đạo cho người lớn. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó phải kể đến truyện ngắn: “Cô bé bán diêm”. Hiện lên nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh cô bé bán diêm đáng thương.
Trước hết cô bé bán diêm được khắc tả với một gia cảnh nghèo khó, khổ cực. Mồ côi mẹ từ sớm, em sống với cha và bà. Nhưng rồi người bà yêu thương em nhất cũng để em ở lại mà bay về thiên đường. Em sống với người cha nghiện ngập, hàng ngày bắt em làm việc kiếm tiền cho mình. Một cô bé còn quá nhỏ để làm lụng vất vả như vậy. Một cô bé thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.
Cô bé bán diêm nhỏ bé mà phải chịu đựng bao đau khổ, khó khăn ngay cả trong ngày Lễ Giáng sinh – ngày gia đình đoàn tụ ấm áp. Trong bão tuyết lạnh lẽo trắng xoá, mọi người mặc những bộ quần áo ấm áp, rực rỡ thì em lại đi đôi chân trần trên mặt đất trắng xoá đầy tuyết. Đôi chân vì lạnh mà đỏ ửng. Trên người em là bộ quần áo rách, đầu trần không đội mũ để tuyết phủ kín đầu. Nhìn bề ngoài ấy thật đáng thương đến tội nghiệp.
Em luôn miệng mời mọi người xung quanh mua diêm, nhưng không ai quan tâm đến cô bé đáng thương. Đến đây ta thấy sự trách móc ẩn sâu trong câu văn của An-đec-xen về những con người sống quá vội, thiếu đi tình yêu thương nhân loại, bỏ qua những sinh linh nhỏ bé. Em lạnh, đói và rét nhưng không dám về nhà vì lo sợ cha sẽ đánh đập vì không bán được hộp diêm nào.
Em nhìn phố lên đèn, nhìn những ngôi nhà trang hoàng ấm cúng khiến người đọc thật xót xa. Tác giả phác hoạ những đường nét đối lập để nhấn mạnh sự đáng thương, thiếu thốn của cô bé bán diêm. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Kí ức hiện lên ngắn ngủi nhưng cũng đủ khiến em mỉm cười trong cái lạnh. Nhưng quá khứ càng đẹp thì hiện tạo càng đáng thương, càng chua xót.
Những mong ước của cô bé bán diêm được cảm nhận sâu sắc nhất trong những lần quẹt diêm. Lần quẹt diêm thứ nhất “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Giấc mơ giản dị, đơn giản là được ngồi trước lò sưởi ấm em không thể có. Hiện thực trước mắt em là tuyết trắng dày đặc, tiết trời mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ánh sáng tắt đi, bóng tối lại bao quanh
Em quẹt que diêm thứ hai ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Không chỉ phải chịu lạnh, em còn phải chịu đói. Bởi vậy ước muốn ấy thiết thực bao nhiêu thì càng khía sâu nỗi đáng thương đói rét của em bấy nhiêu. Nhưng chưa được bao lâu hiện thực lại bủa vây em. Em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.
Và em quẹt tiếp một que diêm. Que diêm cháy sáng, vùng ánh sáng lại hiện lên. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Que diêm lại vụt tắt mang đi niềm vui vừa mới mở ra. Em vội quẹt thêm que diêm vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em “– Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.”
Em quẹt hết số diêm còn lại. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế.
Cái chết của em vừa đáng thương lại vừa kì ảo. Bởi nó nhẹ nhàng hệt như một giấc ngủ, giấc mơ. Ước mơ của em thật đẹp. Nhưng càng đẹp thì càng đau xót. Em bé bán diêm sống cuộc đời bé nhỏ nghèo khổ thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ và thiếu cả tình thương của cộng đồng.
Qua nhân vật cô bé bán diêm, An-đec-xen nói lên tiếng nói yêu thương với những đứa trẻ đáng thương, tội nghiệp. Đồng thời cũng là lời phê phán những con người thờ ơ, thiếu tình yêu thương với những con người khó khăn.