giá trị hàng hóa là do quan hệ cung cầu quyết định đúng hay sai? vì sao?
0 bình luận về “giá trị hàng hóa là do quan hệ cung cầu quyết định đúng hay sai? vì sao?”
1. Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.
– Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động XH cần thiết.
– Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động XH trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi.
– Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:
+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.
+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.
+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.
2. Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.
3. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.
Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố:lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.
4. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.
Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.
– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,
– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.
– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.
Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:
– Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.
– Giá trị của đồng tiền
– Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.
5. Giá trị thị trường: “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường”.
6. Thuyết số lượng tiền tệ:
Giá trị của Tiền tệ: Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được
– Giá cả của tiền tệchính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định
– Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả nói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:
+ Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,
+ Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.
Do vậy: mức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.
Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:
1) Phương trình cân đối tiền mặt : M= k*Y*P
2) Phương trình Fisher (khi V = 1/k): M*V=Y*P
· M là lượng cung về tiền mặt;
· P là mức giá chung của nền kinh tế;
· Y là thu nhập (GDP) thực tế của toàn bộ nền kinh tế;
· k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.
· t là thời gian.
· V là tốc độ quay vòng của tiền mặt
Thế nghĩa là khi Y và k (V) cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.
7. Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.
8. Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỉ lệ nghịch với nhau.
9. Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.
Giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định vì:
– Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng số lượng thời gian lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.
– Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.
– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
– Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định lượng giá trị của hàng hóa ấy.
1. Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.
– Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động XH cần thiết.
– Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động XH trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi.
– Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:
+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.
+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.
+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.
2. Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.
3. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.
Định lượng giá trị: Tỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố:lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.
4. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.
Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.
– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,
– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.
– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.
Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:
– Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.
– Giá trị của đồng tiền
– Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.
5. Giá trị thị trường: “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường”.
6. Thuyết số lượng tiền tệ:
Giá trị của Tiền tệ: Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được
– Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định
– Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cả nói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:
+ Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,
+ Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.
Do vậy: mức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.
Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:
1) Phương trình cân đối tiền mặt : M= k*Y*P
2) Phương trình Fisher (khi V = 1/k): M*V=Y*P
· M là lượng cung về tiền mặt;
· P là mức giá chung của nền kinh tế;
· Y là thu nhập (GDP) thực tế của toàn bộ nền kinh tế;
· k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.
· t là thời gian.
· V là tốc độ quay vòng của tiền mặt
Thế nghĩa là khi Y và k (V) cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.
7. Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.
8. Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm tỉ lệ nghịch với nhau.
9. Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.
Giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định vì:
– Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng số lượng thời gian lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.
– Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.
– Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
– Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định lượng giá trị của hàng hóa ấy.