giải bài tập môn Toán lớp 7 bài : Đa thức một biến trang 43

By Delilah

giải bài tập môn Toán lớp 7 bài : Đa thức một biến trang 43

0 bình luận về “giải bài tập môn Toán lớp 7 bài : Đa thức một biến trang 43”

  1. Đáp án:

    Giải thích các bước giải:

    Bài 39 :

    a) P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 + 4x2 –2x – x3 + 6x5

    P(x) = 2 + (5x2+ 4x2) + (– 3x3– x3) – 2x + 6x5

    P(x) = 2 + 9x2 – 4x3– 2x + 6x5

    Sắp xếp các hạng tử của P(x) theo lũy thừa giảm của biến, ta có

    P(x) = 6x5 – 4x3 + 9x2 – 2x + 2

    b) Hệ số của lũy thừa bậc 5 là 6

    Hệ số của lũy thừa bậc 3 là – 4

    Hệ số của lũy thừa bậc 2 là 9

    Hệ số của lũy thừa bậc 1 là – 2

    Hệ số của lũy thừa bậc 0 là 2

    Bài 40 :

    a) Q(x) = x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 + 3x2 – 4x –1

    Q(x) = (x2+ 3x2) + 2x4 + 4x3 – 5x6– 4x –1

    Q(x) = 4x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 – 4x –1

    Sắp xếp các hạng tử của Q(x) theo lũy thừa giảm của biến, ta có

    Q(x) = – 5x6 + 2x4 + 4x3 + 4x2 – 4x –1

    b) Hệ số lũy thừa bậc 6 là – 5

    Hệ số của lũy thừa bậc 4 là 2

    Hệ số của lũy thừa bậc 3 là 4

    Hệ số của lũy thừa bậc 2 là 4

    Hệ số của lũy thừa bậc 1 là –4

    Hệ số của lũy thừa bậc 0 là –1

    Bài 41 :

    Ví dụ về đa thức một biến có hai hạng tử mà hệ số cao nhất là 5, hệ số tự do là –1.

        Đa thức bậc nhất thỏa mãn các điều kiện trên: 5x – 1

        Đa thức bậc hai thỏa mãn các điều kiện trên: 5x2 – 1

        Đa thức bậc ba thỏa mãn các điều kiện trên: 5x3 – 1

        Đa thức bậc bốn thỏa mãn các điều kiện trên: 5x4 – 1

        ………………………

    Tổng quát: Đa thức bậc n (n là số tự nhiên): 5xn – 1

    Bài 42 :

    – Thay x = 3 vào biểu thức P(x) ta được:

    P(3) = 32 – 6.3 + 9 = 9 – 18 + 9 = 0

    Vậy P(3) = 0.

    – Thay x = – 3 vào biểu thức P(x) ta được:

    P(– 3) = (– 3)2 – 6.(–3) + 9 = 9 + 18 + 9 = 36

    Vậy P(-3) = 36.

    Bài 43 :

    a) 5x2 – 2x3 + x4 – 3x2 – 5x5 + 1 = (5x2 – 3x2) – 2x3 + x4– 5x5 + 1 = 2x2 – 2x3 + x4– 5x5 + 1

    = -5x5 + x4 – 2x3 + 2x2 +1.

    ⇒ Bậc của đa thức là 5.

    b) 15 – 2x = -2x1 +15.

    ⇒ Bậc của đa thức là 1.

    c) 3x5 + x3 – 3x5 +1 = (3x5 – 3x5) + x3 +1 = x3 + 1.

    ⇒ Bậc của đa thức bằng 3.

    d) Đa thức -1 có bậc bằng 0.

    Chúc bạn học tốt!

    Đáp án bạn có thể lấy trên VietJack nhé

    Xin ctlhn ạ 

    Trả lời

Viết một bình luận