Giải giúp e với. Hứa vote 5 sao ạ!!! Lập dàn ý cho đề văn sau Đề : Cảm nhận anh /chị về vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của hai nhân vật Tràng và người vợ

By Ariana

Giải giúp e với. Hứa vote 5 sao ạ!!!
Lập dàn ý cho đề văn sau
Đề : Cảm nhận anh /chị về vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của hai nhân vật Tràng và người vợ nhật trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân

0 bình luận về “Giải giúp e với. Hứa vote 5 sao ạ!!! Lập dàn ý cho đề văn sau Đề : Cảm nhận anh /chị về vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn của hai nhân vật Tràng và người vợ”

  1. Khi cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy Tràng là người dân ngụ cư nghèo. Nghĩa là Tràng thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, thuộc hạng cùng đinh lúc bấy giờ. Tràng cũng không có công việc ổn định, anh làm nghèo đẩy xe bò mướn. Từ công việc ấy, ta cũng thấy được cuộc sống của Tràng cũng vất vả, không khấm khá được bao nhiêu.

    Không có địa vị xã hội, không có công việc ổn định, ngay cả ngoại hình của không có nét nổi bật. Tràng có ngoại hình bình thường nếu không muốn nói là thô kệch. Nhà cửa luôn “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi có dại”. Cảm nhận về nhân vật Tràng ta còn thấy sau tấm phên rách nát là “niêu bát, sống áo vứt bừa bộn cả trên giường dưới đất”, cuộc sống bấp bênh đang bị cái đói đe dọa.

    Nhà văn Kim Lân qua tình huống truyện đặc sắc đã “đặt nhân vật kề bên nanh vuốt của cái chết” (Nguyễn Đăng Mạnh) để nhân vật tự tỏa sáng từ chính hoàn cảnh éo le của mình. Cuộc đời Tràng là một số không tròn trĩnh, mọi thứ diễn ra mang tính tạm bợ, qua ngày qua tháng. Hoàn cảnh ấy còn bi thảm hơn trong những ngày đói. Một không khí u ám tiêu điều. Xung quanh nơi xóm ngụ cư, Tràng ở nhà cửa thì “úp úp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”, “tối sầm lại vì đói khát”. Trong “không khí vẩn lên vì mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi ngây của xác người”, thì những thanh âm đáng sợ thê lương vang lên.

    Đó là tiếng quạ “cứ gào lên từng hồi thê thiết”, tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết đói. Người đói khắp nơi “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, “nằm ngổn ngang khắp liều chợ”. Người “chết như ngả rạ”, không sáng nào “không lại gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”, “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma ấy”.

    Phân tích và cảm nhận về nhân vật Tràng, ta thấy cuộc sống của nhân vật này vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn gấp bội bởi nạn đói. Tràng cũng như những người dân khác trong xóm ngụ cư vẫn cứ lê lết từng ngày từng ngày trong nạn đói ấy. Họ đang chờ đợi cái chết hay chờ đợi một tươi lai tương lai, ta cũng không biết nữa. Hoàn cảnh ấy đã tô đậm hiện thực cuộc sống người dân nghèo trong nạn đói 1945, thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho những kiếp người nghèo khổ lầm than. Thế nhưng, hoàn cảnh ấy còn góp phần thể hiện vẻ đẹp của Tràng – giàu tình yêu thương và lòng vị tha.

    Nhà văn Thạch Lam từng cho rằng “Cái đẹp nằm trong cuộc sống. Cái đẹp len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm, cái đẹp ở những chỗ không ai ngờ tới, và cái đẹp tiềm tàng che lấp đi sự vật”. Phân tích và cảm nhận về nhân vật Tràng, người đọc cũng nhận ra bên lề sự ngờ nghệch, bên lề cuộc sống túng quẫn khi bị cái đói rình rập đến tận cùng thì Tràng cũng như những người nông dân khác vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của sự chân chất, giàu niềm tin và hi vọng.

    Trả lời

Viết một bình luận