Giải giúp mình với ạ, sắp thi rồi 1.Trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút 2. Lý giải tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mú

Giải giúp mình với ạ, sắp thi rồi
1.Trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút
2. Lý giải tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận quyết chiến ?
3. Lập bảng những sự kiến chính phong trào Tây Sơn
4. Lý giải vì sao kinh tế Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài
5. Sự phát triển rực rỡ của chữ Nôm cuối Thế Kỉ XVIII nửa đầu Thế Kỉ XIX nói về ngôn ngữ văn hoá dân tộc
6. Đánh giá nhận xét về các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội
Ai làm giúp mình cho 5⭐
????????????

0 bình luận về “Giải giúp mình với ạ, sắp thi rồi 1.Trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút 2. Lý giải tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mú”

  1.  Nguyên nhân : Do Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm

    – Diễn biến : 

    Cuối năm 1784 , quân Xiêm chiếm hầu hết các tỉnh miền Tây Gia Định . Tháng 1/1785 , Nguyễn Huệ vào vùng đất My Tho chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa

    – Kết quả : Quân Xiêm bị thất bại

    – Ý nghĩa lịch sử :

    Là một trong những trận thủy chiến lớn và lừng lẩy nhất của lịch sử dân tộcĐập tan âm mưu xâm lược XiêmKhẳng định của Tây Sơn

    2

    Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đã cho quân đóng lại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

    Sở dĩ, Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này là bởi vì đây là một khúc sông có địa hình khá tốt, hai bên bờ có cấy cối rậm rạp thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.

    3

    * Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

    Thời gian

    Sự kiện

    Đầu năm 1771

    Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

    Tháng 9-1773

    Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

    Giữa năm 1774

    Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

    Năm 1777

    Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

    Tháng 1-1785

    Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

    Tháng 6-1786

    Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

    Ngày 21-7-1786

    Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

    Giữa năm 1788

    Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

    Tháng 12-1788

    Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

    Năm 1789

    Quang Trung đại phá quân Thanh.

    4

    vì ở đàng trong các chúa nguyễn ra sức khai thác, chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương an, lập thành làng ấp. nhờ khai hoang, và điều kiện thuận lợi nên nông nghiệp ở đàng trong phát triển rõ rệt, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. năng suất lúa rất cao

    Vì Đàng trong nông nghiệp được các chúa Nguyễn quan tâm, khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp cho nông cụ, tha tô thuế,.. và hơn hết điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trong khi đó, ở Đàng ngoài, vua Lê chúa Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên, ruộng đất bị quan lại đem đi cầm bán, vì vậy nông nghiệp Đàng trong ở thời kì ngày phát triển hơn ở Đàng ngoài.

    5

    Sự phát triển rực rỡ của văn học chữ Nôm cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX nói lên rằng:

    – Chữ Nôm đã ngày càng được sử dụng phổ biến, văn học Hán mất dần ưu thế. => Thể hiện ý thức độc lập, tự chủ về ngôn ngữ của người Việt.

    – Đây là thời kì văn hóa dân gian phát triển mạnh mẽ, văn hóa dân tộc phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng.

    => Khẳng định sự tự chủ trong ngôn ngữ, văn hóa dân tộc.

    6

    * Chính trị, quân sự:

    – Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    – Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

    – Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

    – Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

    * Đối ngoại:

    – Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

    – Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

    * Kinh tế:

    – Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

    – Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

    – Thương nghiệp:

    + Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

    + Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

    * Xã hội:

    – Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

    – Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

    Bình luận
  2. câu 1

    a, diễn biến

    -tháng 7-1784, quân xiêm tiến vào gia định theo 2 đường: thủy và bộ

    -giặc kiêu căng, hung bạo, mặc sức đốt phá, giết người, chở vàng bạc về nước

    -nhân dân nung nấu căm thù quân xiêm

    -tháng 1-1785, nguyễn huệ tiến quân vào gia định đóng tại mĩ tho

    -ngày 19-1-1785, nguyễn huệ dùng mưu nhử giặc

    -thủy binh ta đồn loại xông vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước

    b, ý nghĩa

    -là một trong những trận thủy chiến lớn nhất lịch sử

    -đập tan âm mưu xâm lược của quân xiêm

    câu 2

    vì:

    đoạn sông từ rạch gầm đến xoài mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao thới sơn. địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

    câu 3, 4, 5, 6 bạn tự làm nhá mình không biết hii

    Bình luận

Viết một bình luận