GIẢI THÍCH BÀI CA DAO Đồn rằng quan tướng có danh, Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai. Ban khen rằng: Ấy mới tài, Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

By Melody

GIẢI THÍCH BÀI CA DAO
Đồn rằng quan tướng có danh,
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.
Ban khen rằng: Ấy mới tài,
Ban cho cái áo với hai đồng tiền.
Đánh giặc thì chạy vào tiên,
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.
Giặc sợ, giặc chạy về nhà,
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân

0 bình luận về “GIẢI THÍCH BÀI CA DAO Đồn rằng quan tướng có danh, Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai. Ban khen rằng: Ấy mới tài, Ban cho cái áo với hai đồng tiền.”

  1. Đồn rằng quan tướng có danh
    Cưỡi ngựa một mình chẳng chịu vịn ai
    Vua khen rằng ấy mới tài
    Ban cho cái áo với hai đồng tiền
    Đánh giặc thì chạy xung thiên
    Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
    Giặc sợ giặc chạy về nhà.
    Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

    Té ra bên cạnh các tướng có tên giỏi giang trận mạc, vẫn có tướng dỏm, mà cái tài duy nhất là : « Cưỡi ngựa một mình chẳng chịu vịn ai ». Dù thế, nhưng Vua lại khen, lại ban thưởng. Mà phần thưởng của Vua cũng nghèo nàn, ít ỏi : một cái áo, hai đồng tiền. Hài hước nhất là tài đánh giặc của tướng. Các tướng khác thì dùng đao, dùng kiếm, còn vị tướng này chỉ dùng một miếng võ hiểm là « cởi khố giặc ra ». Ấy thế mà làm cho giặc sợ, phải chạy. Thắng trận rồi, tướng gọi mẹ nhờ mổ gà khao quân. Tưởng là mổ lợn, mổ trâu, mổ bò mấy chục con, nhưng chỉ mổ gà thôi, đủ biết là quân của tướng đông đến chừng nào.

              Người bình dân dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư, tật xấu, những nhân vật có thói hư, tật xấu hoặc bất tài trong xã hội. Một tiếng cười khỏe mạnh, sắc sảo. Các nhân vật hay hiện tượng bị chế giễu thường bộc lộ tất cả sự đáng cười. Ngôn ngữ gây cười rất bình dị, trong sáng. Cũng có đôi khi sử dụng yếu tố tục, nhưng gần giống như hiện tượng « đố tục, giảng thanh ». Cái tục đó sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thật đắc địa. Cũng giống như tiếng chửi trong thơ. Chẳng hạn : Chém cha cái kiếp lấy chồng chung ! ( Hồ Xuân Hương) ;  Chém cha cái số hoa đào ( Nguyễn Du) ; Cha mẹ thói đời ăn ở bạc ! ( Tú Xương)…Nếu không đặt tiếng chửi vào đây, khó mà nói hết thái độ của tác giả với hiện tượng.

              Tất nhiên, không nên lầm lẫn việc sử dụng yếu tố tục trong ca dao cười hay truyện cười dân gian với sự sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, chợ búa, phản cảm của các diễn viên diễn hài tục, vui nhảm bị phê phán trong thời gian gần đây. Một số diễn viên hài lạm dụng những kiểu gây cười nhạt nhẽo, thô thiển, chọc cười lấy được  khiến cho dân cư mạng phê phán chính là đã không biết khai thác các thủ pháp gây cười vô cùng phong phú mà tiền nhân đã sử dụng trong văn học dân gian và thành văn. Thế mới biết rằng nói giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc thì khá dễ, nhưng bằng việc làm cụ thể thì không hề dễ dàng.

    Trả lời

Viết một bình luận