giải thích câu câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Không chép mạng
Hứa sẽ cho 5 sao
giải thích câu câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Không chép mạng
Hứa sẽ cho 5 sao
Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.
Từ xưa, để giáo dục con cháu những điều hay, lẽ phải, những đạo lí, chuẩn mực, ông cha ta đã đúc kết ra rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ. Một phần là để dễ nhớ, dễ dạy, một phần là để tăng tính biểu đạt và làm cho nội dung trở nên ý nhị hơn. Trong đó, em tâm đắc nhất là câu tục ngữ:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đối tượng chính mà câu tục ngữ muốn bàn đến ở đây là lời nói, hay rộng hơn chính là cách nói năng, giao tiếp ở trong đời sống. Lời nói là một thứ tưởng chừng như ai cũng có, chẳng ai cần phải bỏ ra thứ gì để được “nói” cả. Thế nhưng, nó lại đem đến những giá trị, ý nghĩa to lớn. Vì vậy, ông cha vẫn thường răn dạy phải chọn lựa, phải suy nghĩ kĩ càng trước khi nói ra, để tránh làm mất lòng người khác.
Đối với bản thân mỗi người và cộng đồng, những lời nói luôn mang những vai trò và tầm ảnh hưởng to lớn. Lời nói trước hết giúp trao đổi thông tin, bộc lộ cảm xúc, sau nó còn có thể dẫn dắt tư duy, suy nghĩ, phán đoán của người khác. Một lời nói có thể dẫn con người đến niềm vui, nhưng cũng có thể đem đến sự đau khổ. Nó có thể cứu giúp một cuộc đời, nhưng cũng có thể kết thúc một sự sống. Thật kì lạ phải không, một thứ như là miễn phí, chẳng phải bỏ tiền ra mua, được sử dụng thoải mái lại có sức mạnh to lớn đến thế. Thực ra, sức mạnh của lời nói, không đến từ lớp vỏ bọc âm thanh, mà đến từ nội dung, cảm xúc được truyền đạt bên trong nó.
Nội dung của mỗi lời nói đều chịu sự điều khiển của người nói. Mỗi câu nói phát ra, sẽ tác động trực tiếp đến người nghe, mối quan hệ của hai bên. Nếu đó là những lời nói xấu, mang sự tổn thương và những cảm xúc tiêu cực, thì rất dễ làm rạn nứt tình cảm đôi bên. Chẳng hạn như những lời nói dối, bịa đặt, những câu đùa quá trớn… Chúng sẽ khiến người đối diện khó chịu, phật ý ngay lúc ấy, hoặc về sau này. Khiến cho mối quan hệ trở nên tệ đi.
Chính vì thế, để không làm phật lòng người khác, mất đi những người bạn thân thiết, chúng ta cần có sự chọn lọc trước khi nói. Chúng ta cần phải hiểu được điều gì nên nói, điều gì không nên nói, đặc biệt là cả về cách xưng hô và diễn đạt nội dung. Tránh trường hợp lợi dụng sự “miễn phí” của lời nói, để nói năng thiếu cẩn trọng, thích gì nói nấy, chẳng quan tâm đến cảm nhận của người khác. Đơn cử như, những trường hợp là bạn bè thân thiết, thích trêu đùa nhau, nhưng lại hay đem những nhược điểm của đối phương ra để nói, khiến người khác khó chịu. Hay như trong những cuộc trao đổi, nhẫn xét, việc chỉ ra quá trực diện, vồ vập sai làm của người khác với những từ ngữ nhiếc móc, nặng nề rồi cho rằng mình là người thẳng tính. Đó là những suy nghĩ hết sức sai lầm. Trong những lời nói, chúng ta nên cân nhắc kĩ, tránh những nội dung có thể khiến người khác khó chịu, khổ sở. Để làm điều này, ông cha ta thường vận dụng vào lời nói những câu từ “nói giảm nói tránh”. Đây là một biện pháp hết sức ý nhị và phù hợp.
Tuy nhiên, để thực sự giúp cho việc giao tiếp đạt hiệu quả cao, cũng như phát huy hết giá trị của lời nói, chúng ta còn cần kết hợp thêm những yếu tố như cảm xúc, nét mặt, cử chỉ phù hợp. Vì dù nội dung lời nói có hay, có chân thực, có chứa chan tình cảm đến đâu, mà người nói đứng yên, vẻ mặt vô cảm hay thiếu nghiêm túc thì sức mạnh lời nói cũng phải giảm đi nhiều phần.
Từ bé, em đã được răn dạy rất nhiều về cách nói năng. Bản thân em, hiểu được ý nghĩa của lời nói, nên vẫn luôn cẩn trọng trong từng câu chữ của mình. Khi giao tiếp với người lớn, bạn bè, em nhỏ… em chú ý cách xưng hô, những từ lóng để đảm bảo sự thân thiết nhưng cũng không mất lịch sự. Tuy vẫn chưa thể hoàn toàn đảm bảo phát huy hết sức mạnh của lời nói, nhưng em vẫn đang cố gắng hoàn thiện từng ngày.
Như vậy, câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau đã đem đến một bài học nhỏ về ý nghĩa và cách sử dụng lời nói. Em sẽ luôn ghi nhớ và vận dụng bài học này vào cuộc sống thực tiễn của mình.
xin hay nhất!