Giải thích câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” theo quan điểm của sinh học?

Giải thích câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” theo quan điểm của sinh học?

0 bình luận về “Giải thích câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” theo quan điểm của sinh học?”

  1. Đáp án:

    Giải thích các bước giải:

    – lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng tốt nhất

    – khi có sấm là tạo ra sự phóng điện, nhiệt độ lúc này khoảng 2000 độ C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N2 phản ứng ngay với O2

    N2 + O2 → (2000 độ C) 2NO

    – NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu).

    2NO + O2 → 2NO2

    – Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3

    4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

    – Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức nên lúa phất cờ mà lên

    NH4(+) + NO3(-) → NH4NO3

    R(+) + NO3(-) → RNO3

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là cây lúa cần chất dinh dưỡng để sinh trưởg ptr

    Khi có sấm :để tạo sự phóng điện

    Trong tự nhiên khí NO đc tạo ra khi có sấm sét và sấm sét cug cấp năg lượg cho p/u giữa N2 và O2 tạo thành NO

    Giải thích các bước giải:

    Bình luận

Viết một bình luận