Giải thích câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Not chép mạng OK!!!! ——–

Giải thích câu tục ngữ
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Not chép mạng OK!!!!
—————————o0o————————————

0 bình luận về “Giải thích câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Not chép mạng OK!!!! ——–”

  1.          Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao

    “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

    Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

            Với  cách nói đầy hình ảnh  , câu ca dao gửi gắm những ý nghĩa thật sâu sắc :“Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên ý nghĩa sâu xa hơn, đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở giữa người với người trong cuộc sống. Từ đó, người xưa muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà mà chan chứa nghĩa tình .

           Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. mỗi người con đất Việt, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.Chúng ta phải có lòng nhân ái bởi vì cuộc sống xung quanh ta đang còn rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Tình yêu, sự sẻ chia của chúng ta sẽ giúp đồng bào vượt qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống, giúp người với người xích lại gần nhau hơn, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng.

            Trong xã hội, bên cạnh những người sống có tình yêu thương đồng loại, biết quan tâm đến người khác thì cũng có những người sống thiếu đi lòng nhân ái. Cả đời họ chỉ lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình theo kiểu “Đèn nhà ai người ấy rạng.”. Họ có thể sống phè phỡn, xa hoa, con em của họ có thể vung tiền qua cửa sổ trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, nhưng họ lại không một chút xao động trước nỗi đau của người khác, trước những mảnh đời bất hạnh đang diễn ra xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ nhỏ nhen, đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc, đáng để người đời phê phán. Ta cũng cần phân biệt tình yêu thương, sự sẻ chia với sự thương hại. Người nhân ái sẽ quan tâm bằng tình cảm chân thành, ánh mắt cảm thông, còn kẻ thương hại sẽ giúp đỡ bằng sự bố thí, bằng cái nhìn ái ngại. Sự quan tâm ấy có lẽ chẳng ai cần đến.

            Vậy chúng ta nên rèn luyện bản thân như thế nào để xứng với lời dạy của cha ông ta? Trước hết, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước.  Hãy biết giúp đỡ những người xung quanh bằng những việc làm cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn.

           Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng thương và lòng nhân ái, tình thương đó đã trở thành nếp nghĩ, lẽ sống, thói quen của con người từ ngàn năm. Tuy nhiên, không nên nhìn nhận vấn đề chỉ trên phương diện tình cảm mà nhiều khi cần có cái nhìn khách quan trước vấn đề xảy ra để tránh tình trạng bao che, dung túng mà cần phải đấu tranh xây dựng. Đó cũng chính là cách biểu hiện, sự vận dụng sáng tạo đúng đắn phương châm xử thế tốt đẹp từ ngàn đời nay của cha ông ta như ý nghĩa của câu ca dao đã hàm chứa.

    ——–Wish you luck in  your exam———

    Bình luận

Viết một bình luận