giải thích cơ chế điều hòa huyết áp khi tăng hoặc giảm
0 bình luận về “giải thích cơ chế điều hòa huyết áp khi tăng hoặc giảm”
– Phản xạ áp cảm thụ quan: các thụ thể áp suất nằm ở thành động mạch lớn vùng ngực và cổ, mà quan trọng là ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Khi huyết áp tăng, xung động từ áp cảm thụ quan trên về hành não, ức chế trung tâm vận mạch và kích thích trung tâm ức chế tim, làm tim đập chậm, giảm co bóp tim, giãn mạch đưa đến giảm huyết áp. Khi huyết áp giảm các xung động không truyền, làm mất ức chế của trung tâm vận mạch làm co mạch, tim nhanh, dẫn tới tăng huyết áp. Phản xạ này có vai trò đệm làm huyết áp ít thay đổi theo hoạt động hằng ngày.
– Phản xạ hoá cảm thụ quan: thụ thể hoá học là các thể nhỏ cũng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Khi PCO2 tăng, PO2 giảm, pH giảm, xung động từ hoá cảm thụ quan truyền về hành não theo dây X và dây thiệt hầu, kích thích trung tâm vận mạch làm co mạch gây tăng huyết áp.
– Phản xạ áp cảm thụ quan: các thụ thể áp suất nằm ở thành động mạch lớn vùng ngực và cổ, mà quan trọng là ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Khi huyết áp tăng, xung động từ áp cảm thụ quan trên về hành não, ức chế trung tâm vận mạch và kích thích trung tâm ức chế tim, làm tim đập chậm, giảm co bóp tim, giãn mạch đưa đến giảm huyết áp. Khi huyết áp giảm các xung động không truyền, làm mất ức chế của trung tâm vận mạch làm co mạch, tim nhanh, dẫn tới tăng huyết áp. Phản xạ này có vai trò đệm làm huyết áp ít thay đổi theo hoạt động hằng ngày.
– Phản xạ hoá cảm thụ quan: thụ thể hoá học là các thể nhỏ cũng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Khi PCO2 tăng, PO2 giảm, pH giảm, xung động từ hoá cảm thụ quan truyền về hành não theo dây X và dây thiệt hầu, kích thích trung tâm vận mạch làm co mạch gây tăng huyết áp.