Giải thích cơ sở khoa học của các việc làm sau:
a. Bấm ngọn mướp.
b. Nhổ mạ lên rồi cấy lại.
c. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua.
d. Thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông.
Giải thích cơ sở khoa học của các việc làm sau:
a. Bấm ngọn mướp.
b. Nhổ mạ lên rồi cấy lại.
c. Chấm dung dịch 2,4-D lên hoa cà chua.
d. Thắp đèn ban đêm cho cây thanh long vào mùa đông.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:*
a.Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Bấm ngọn mướp cây sẽ phát triển các chồi nách cho nhiều hoa, quả hơn => Nhằm tăng năng suất cây trồng.
b.Việc nhổ mạ non
Khi nhổ mạ non sẽ làm rễ con bị đứt một phần nên khi cấy lại bộ rễ sẽ phát triển mạnh hơn dẫn đến tăng cường hấp thụ nước và muối khoáng. Ngoài ra, lúa được cấy thẳng hàng tạo điều kiện cắt lúa dễ hơn
c.
a. Khi bấm ngọn sẽ khiến cây mất đi ưu thế ngọn(auxin giảm)→ xitokinin sẽ kích thích các chồi nách phân chia tạo ra nhiều ngọn mới
b. Việc nhổ mạ lên cấy lại sẽ:
+ Làm đứt phần đỉnh của rễ, có tác dụng giống việc bấm ngọn → cây sinh nhiều rễ, giúp sinh trưởng và phát triển tốt hơn
+ Ngoài ra việc nhổ lên cấy lại giúp tạo khoảng cách phù hợp cho cây phát triển tạo năng suất và chất lượng cao nhất.
c. 2,4-D là 1 loại auxin nhân tạo, thấm chất này lên hoa tức là đang bổ sung auxin ngoại sinh lên bầu hoa làm tăng tỉ lệ đậu quả, đồng thời sẽ kích thích các hoa không được thụ phấn tạo các quả không hạt.
d. Cây thanh long thuộc họ xương rồng, là cây ngày dài nên thường ra hoa, kết quả vào các mùa có thời gian ngày dài hơn đêm.
Việc thắp sáng ban đêm sẽ tạo ra môi trường ánh sáng nhân tạo, làm tăng thời gian ban ngày→cây ra hoa, kết quả trái vụ