Giải thích cơ sở khoa học của quy định: Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng và những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời thì không được kết hôn với nhau? Tại sao nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ nam : nữ cũng xấp xỉ 1 : 1. Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật quy định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chông là có cơ sở khoa học làm hạn chế sự mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành
Những người có quan hệ huyết thống sẽ giống nhau về nhiều cặp gen. Khi các cặp gen dị hợp lai với nhau sẽ có nguy cơ cao tạo thành đời con có các thể đồng hợp có hại, gây nên các bệnh tật di truyền
Tuổi càng cao thì quá trình giảm phân tạo trứng càng rối loạn, nguy cơ tạo giao tử đột biến càng cao, con khả năng mắc bệnh cao vì vậy không nên sinh con khi tuổi quá lớn.
Phải chống ô nhiễm môi trường vì các tác nhân độc hại từ môi trường có thể gây đột biến gen, đột biến NST gây nên các bệnh tật di truyền ở người
Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng để không gây ra vấn đề xã hội.
Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được hết hôn vì có tạo ra kiểu hình đồng hợp lặn.
Phụ nữ không nên sinh con ngoài tuổi 35 vì con sinh ra có thể bị bệnh đao.
Đấu tranh ô nhiễm môi trường để bảo vệ cuộc sống con người và động vật.
Chúc bạn học tốt nhé! ^^