giải thích hiện tượng tế bào hồng cầu và tế bào thực vật cho vào 3 môi trường nước muối sinh lý,nước lã,nước muối đậm đặc

giải thích hiện tượng tế bào hồng cầu và tế bào thực vật cho vào 3 môi trường nước muối sinh lý,nước lã,nước muối đậm đặc

0 bình luận về “giải thích hiện tượng tế bào hồng cầu và tế bào thực vật cho vào 3 môi trường nước muối sinh lý,nước lã,nước muối đậm đặc”

  1. Môi trường nước muối là môi trường đẳng trương, nước không đi vào cũng không đi ra khỏi tế bào, cả hai loại tế bào đều bình thường.

    Môi trường nước lã là môi trường nhược trương, có nồng độ chất tan thấp, nên nước sẽ đi từ ngoài tế bào vào bên trong tế bào. Hồng cầu hút nhiều nước sẽ trương lên và vỡ ra. Tế bào thực vật hút nước nhưng không vỡ vì có thành tế bào nên lượng nước chỉ đi vào ở 1 mức nhất định.

    Môi trường nước muối đậm đặc là môi trường ưu trương, có nồng độ chất tan cao, nên nước sẽ đi từ trong tế bào ra bên ngoài tế bào. Hồng cầu mất nhiều nước sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. Tế bào thực vật mất và bị co nguyên sinh nhưng hình dạng tế bào không thay đổi vì có thành tế bào, màng tế bào và thành sẽ cách xa nhau.

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Có 3 trường hơp:
    – Nếu dung dịch làm môi trường nhược trương (nồng độ chất tan thấp hơn so với môi trường nội bào) thì tế bào trương lên (có thể vỡ ra) vì áp suất thẩm thấu làm các phân tử nước đi vào trong tế bào.
    – Nếu là môi trường ưu trương (nồng độ chất tan cao hơn so với môi trường nội bào) thì tế bào bị co lại vì các phân tử nước trong tế bào bị thẩm thấu ra ngoài.
    – Nếu là môi trường đẳng trương (nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào) thì tế bào giữ nguyên kích thước

    Bình luận

Viết một bình luận