Giải thích hiện tượng tiểu không tự chủ ở người già và trẻ em .

Giải thích hiện tượng tiểu không tự chủ ở người già và trẻ em .

0 bình luận về “Giải thích hiện tượng tiểu không tự chủ ở người già và trẻ em .”

  1. Chứng tiểu không tự chủ có nhiều nguyên nhân tại bàng quang, tại cơ thắt gọi là hoạt động quá mức của cơ bức niệu . Hoạt động quá mức của cơ bức niệu làm cho sự co bóp của bàng quang không thể ức chế được, dẫn đến tiểu tiện không tự chủ, nước tiểu thoát ra ngoài. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất về tiểu tiện không tự chủ .Hoạt động quá mức của cơ bức niệu có thể do có sỏi bàng quang hoặc khối u nên có thể có rối loạn ở tầng sinh môn, trên xương mu, tiểu ra máu kèm theo tiểu tiện không tự chủ. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân hay gặp nhất là do trạng thái tâm thần, thần kinh không ổn định (hay gặp nhất là stress, đặc biệt là nữ giới hoặc do mê sảng, bồn chồn, lo lắng một vấn đề gì đó), rối loạn giấc ngủ hoặc do bất thường điều gì đó (viêm nhiễm, do dùng một loại thuốc nào đó, ví dụ thuốc lợi tiểu…) ở đường tiểu (thận, bàng quang, niệu đạo) hoặc do hạn chế vận động (lười, bị liệt, tuổi cao sức yếu…) hoặc do ảnh  hưởng của ghế ngồi… Tiểu không tự chủ có thể do rối loạn cố định ở bàng quang như tăng hoặc giảm hoạt động của cơ bàng quang, cơ cổ bàng quang hoặc do giãn bàng quang hoặc dị dạng bàng quang bẩm sinh hoặc bệnh ở đường tiết niệu (viêm, sỏi, u…). Ở nữ giới có tuổi, tiểu không tự chủ có thể có sự kết hợp giữa viêm teo âm đạo và viêm teo niệu đạo. Ở những vị trí đó, niêm mạc bị mòn, co giãn mao mạch, viêm. Mặt khác, ở phụ nữ cao tuổi khi bị viêm niệu đạo thường lan đến tam giác bàng quang gây tiểu tiện không tự chủ. Ngoài ra, tiểu không tự chủ có thể do mắc một số bệnh về tiền liệt tuyến ở nam giới (viêm, tăng sinh lành tính, u hoặc ung thư…), bệnh đái tháo đường (đái nhiều, khát nhiều nên uống nhiều, càng uống nhiều nước càng đái nhiều), bệnh suy tim… hoặc do bệnh béo phì. Béo phì là do sự gia tăng cân nặng làm tăng sức chèn ép tới bàng quang, từ đó làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát, đó cũng là phân tích đưa ra từ nhiều chuyên gia lý giải cho hiện tượng tiểu không kiểm soát ở người bệnh béo phì.

     

    Bình luận
  2. 1. Di truyền

      Nghiên cứu cho thấy đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ đái dầm của con cái sẽ là 77%. Tỷ lệ này giảm còn 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm, và còn 15% nếu không ai trong cha mẹ từng đái dầm. Với đái dầm tiên phát, hầu như bao giờ cũng tìm được một người họ hàng từng mắc chứng này.

    2. Giảm dung tích bàng quang

      Dung tích bàng quang ở trẻ đái dầm thường thấp hơn bạn bè cùng trang lứa. Ban ngày, trẻ có bàng quang nhỏ phải đi tiểu thường xuyên hơn, đôi khi phải chạy vội vào nhà vệ sinh để tránh sự cố. Khi ngủ, khả năng giữ nước tiểu suốt đêm của những trẻ này cũng thấp hơn. Điều đáng ngạc nhiên là khi gây mê để kiểm tra, người ta thấy bàng quang của các bé này có kích thước hoàn toàn bình thường. Điều này có nghĩa là bàng quang không hề nhỏ về mặt giải phẫu, nhưng trẻ có cảm giác bàng quang đầy trước khi túi này đầy thực sự. Thuật ngữ y học dùng cho trường hợp này là giảm dung tích chức năng.

    3. Tăng sản xuất nước tiểu về đêm

      Ban đêm não sản xuất một loại hoóc môn gọi là vasopressin, có tác dụng tăng tái hấp thu nước vào dòng máu, nhờ đó giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận. Giảm sản xuất nước tiểu về đêm cho phép chúng ta ngủ tới sáng mà không phải dậy đi tiểu. Tuy các nghiên cứu trong lĩnh vực này còn chưa thống nhất, có vẻ như một số trẻ đái dầm vì không sản xuất đủ hoóc môn này.

    4. Không thể tỉnh giấc

      Suốt thời gian dài, người ta cho rằng trẻ đái dầm khi đang chìm trong giai đoạn ngủ sâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ có thể đái dầm trong tất cả các giai đoạn của giấc ngủ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng một số trẻ không đáp ứng với các tín hiệu bên trong cơ thể khi ngủ: trẻ đái dầm không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đạt dung tích tối đa.

      Tiểu tiện kiểm soát bình thường đòi hỏi sự toàn vẹn giải phẫu và chức năng của đường tiết niệu dưới, chức năng nhận thức và thể chất đầy đủ, động lực và môi trường phù hợp. Các bệnh lý về giải phẫu và sinh lý của đường tiểu dưới, cũng như các yếu tố thần kinh, tâm thần, sự lão hóa và môi trường, góp phần vào sinh lý bệnh học của của chứng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi. 

     

    Bình luận

Viết một bình luận