Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” ( Viết đoạn văn5 – 6 câu có liên hệ )

By Everleigh

Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” ( Viết đoạn văn5 – 6 câu có liên hệ )

0 bình luận về “Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” ( Viết đoạn văn5 – 6 câu có liên hệ )”

  1. Muốn giải thích nghĩa của câu tục ngữ”Đói cho sạch, rách cho thơm” phải xét theo nghĩa đen và cả nghĩa bóng.

    Theo nghĩa đen:

    + “Đói” và “rách”: biểu hiện cho sự nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người.

    + “Sạch” và “thơm”: Biểu hiện cho sự sạch sẽ, tươm tất, thơm tho.

    + “Đói cho sạch”: Nói đến miếng ăn, dù ăn không đủ no đi nữa cũng phải cho sạch; dù có đói đến cỡ nào cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh, không gây bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Dễ hiểu hơn trong thực tế đó là: Dù đói đến đâu,trước khi ăn cũng phải rửa tay cho sạch.

    + “Rách cho thơm”: Nói về cái mặc, ý chỉ quần áo dù cho có rách rưới, không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải giữ cho sạch sẽ, thơm tho vì nếu quần áo có lành mà không thơm thì đó là một điều rất đáng tiếc.

    – Theo nghĩa bóng: Dù ta có lâm vào cảnh đường cùng, bế tắc như thế nào đi nữa thì chúng ta phải giữ lòng dạ mình cho trong sạch, phải giữ cho được phẩm chất đạo đức danh dự nhân cách, không làm những việc mà ta cảm thấy xã hội và mọi người không thể chấp nhận, và nhất là lương tri lương tâm trong chính con người ta không bị cắn rứt.

    Trả lời

Viết một bình luận