Giải thích tại sao nói văn nghệ tuyên truyền nhưng k tuyên truyền

By Camila

Giải thích tại sao nói văn nghệ tuyên truyền nhưng k tuyên truyền

0 bình luận về “Giải thích tại sao nói văn nghệ tuyên truyền nhưng k tuyên truyền”

  1. Theo như mình hiểu thì:

    “Văn nghệ là một thứ tuyên truyền” ví dụ như: ca dao, tục ngữ, các bài đồng ca, các điệu múa, bài hát,… đều thuộc lĩnh văn nghệ – nghệ thuật nó được mọi người sử dụng các hoạt động giao tiếp hàng ngày, hay qua các lễ hội, hội họp,… đó là những hình thức tuyên truyền hết sức hiệu quả từ người này qua người khác.

    “Không tuyên truyền nhưng lại tuyên truyền hiệu quả vì sâu sa” vì thức chất các hoạt động giao tiếp, lễ hội, văn nghệ quần chúng,… đó chỉ là các hình thức giải trí, giúp cho cuộc sống trở nên sinh động, muôn màu muôn sắc, nhưng từ các hoạt động văn nghệ đó thì các hình thức văn nghệ lại được truyền đạt một cách rất hiệu quả.

    Ví dụ như: trên lớp cô giáo dạy cho cả lớp 1 điệu múa của dân tộc, bạn có thể học được nhưng chậm và lâu, thậm chí có quên! nhưng một khi bạn được tham gia vào lễ hội của dân tộc đó, thì ban được xem tận mắt hoặc được những người dân tộc chỉ dạy lại, thì bảo đảm bạn tiếp thu rất nhanh.

    Trả lời
  2. Trước hết hãy nói về luận điểm của bài văn nhé:

    Bài văn “Tiếng nói văn nghệ” bao gồm 3 luận điểm (3 luận điểm này sẽ giải thích rõ cho mỗi một ý và mỗi ý ấy sẽ có ý nghĩa riêng):

    –   Văn nghệ nảy sinh từ hiện thực cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.

    –   Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn.

    –   Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng.

    Vậy từ ba luận điểm trên, ta hiểu rằng người nghệ sĩ  tạo ra cái đẹp làm thay đổi tư tưởng từ cái đẹp đó

    Và từ đó ta hiểu thêm rằng văn nghệ có cách thức tuyên truyền rất “đặc biệt”. Văn nghệ tuyên truyền vào “tâm hồn của mỗi con người”, làm cho ta buồn hay vui nhiều hơn, căm hờn nhiều hơn hay yêu thương nhiều hơn.

    Ta nói thứ nghệ thuật ấy có thể giải phóng cảm xúc cho con người và “Xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội”

    Do đó ta hiểu rằng “Văn nghệ tuyên truyền nhưng không tuyên truyền” nhưng thực chất chúng hiệu quả và sâu sắc hơn nhiều

    Nói thế là vì văn nghệ là thứ tuyên truyền thông qua ngôn ngữ, hình tượng cảm xúc,… nhưng lại không tuyền truyền bằng “tri thức trừu tượng”

    Lưu ý: Cả câu nói có thể thừa có thể thiếu. Mình nói theo quan điểm và dựa trên văn bản “Tiếng nói văn nghệ” nhé ;vv

    Chúc bạn học tốt!!

    Trả lời

Viết một bình luận