Giải thích vì sao cuộc hành binh của vua Quang Trung là cuộc hành binh thần tốc
0 bình luận về “Giải thích vì sao cuộc hành binh của vua Quang Trung là cuộc hành binh thần tốc”
Trước khi đi vào vấn đề chính, hãy cùng điểm qua một vài dữ kiện, ngắn thôi. Như đã biết, sau khi nghe tin báo Tôn Sĩ Nghị cùng 29 vạn quân Thanh kéo sang, Nguyễn Huệ 25/11 âm bắt đầu kéo quân đi, 29/11 ra đến Nghệ An, 20/12 ra đến Tam Điệp, và trưa mùng 5 Tết đã vào thành Thăng Long. Thời gian kéo quân và chiến thắng kỷ lục. Có nhiều giả thiết đặt ra cho kỷ lục này, song không có giả thiết nào thực sự thỏa đáng. Đặc biệt giải thích được vì sao quân Tây Sơn, với thời gian tiến quân ngắn như vậy mà khi vào trận, sức tấn công không hề suy yếu, ngược lại mạnh như không phải di chuyển gì mấy. Với giả thiết (không, là giải mã và kết luận luôn) của mình, thoát được tất cả vướng mắc mà các giả thiết khác mà từ xưa đến giờ dính phải. Là gì vậy? Không tiếp tục tốn thời gian của các bạn, xin được trình bày luôn bây giờ. Từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Vua Càn Long nhà Thanh đã cho sứ giả sang Đại Việt phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của Càn Long. Quang Trung giả, đó là mấu chốt để giải đáp vấn đề, và cũng là tuyệt chiêu của vua Quang Trung. Ông ta không chỉ phân thân sau khi chiến thắng, mà đã từng phân thân từ trước đó. Việc lấy danh nghĩa chính thống, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, 1 đó vốn là chí của Nguyễn Huệ muốn soán ngôi anh, 2 quan trọng hơn, để cả nước, trong đó có quân Thanh biết ông ta đang ở đâu, làm gì, đâm ra bọn chúng yên tâm, chủ quan, lên lịch mùng 6 kéo quân vào Nam đánh nhau với quân Quang Trung, còn trước mắt ăn Tết và vui chơi thỏa thích. Kỳ thực, người lên ngôi là vua giả. Còn Quang Trung, sau khi nhận được tin, ông ta lập tức ra quân từ trước đó rồi. Ông ta đủ thời gian tiến quân, đủ thời gian nghỉ ngơi, quân sĩ mới đủ sức khỏe để chiến thắng quân Thanh như vậy. Điều này có nghĩa, mọi mốc thời gian tiến quân như lịch sử đã ghi đều là giả. Đều đã được đám viết sử thời đó, do không biết nên vô tình, hoặc biết nhưng cố ý ngụy tạo, với cái đích, không gì khác, tôn vinh chiến thắng của nhà vua mà thôi. Thật đơn giản, phải không? Bonus. Việc dừng lại tuyển thêm quân cũng là bịa đặt. Bởi vì tuyển thì có thể, nhưng huấn luyện kỹ năng chiến đấu rất tốn thời gian, không thể điêu luyện trong từng đó ngày được, trong khi thời gian tiến quân thì gấp rút.
Trước khi đi vào vấn đề chính, hãy cùng điểm qua một vài dữ kiện, ngắn thôi.
Như đã biết, sau khi nghe tin báo Tôn Sĩ Nghị cùng 29 vạn quân Thanh kéo sang, Nguyễn Huệ 25/11 âm bắt đầu kéo quân đi, 29/11 ra đến Nghệ An, 20/12 ra đến Tam Điệp, và trưa mùng 5 Tết đã vào thành Thăng Long. Thời gian kéo quân và chiến thắng kỷ lục.
Có nhiều giả thiết đặt ra cho kỷ lục này, song không có giả thiết nào thực sự thỏa đáng. Đặc biệt giải thích được vì sao quân Tây Sơn, với thời gian tiến quân ngắn như vậy mà khi vào trận, sức tấn công không hề suy yếu, ngược lại mạnh như không phải di chuyển gì mấy.
Với giả thiết (không, là giải mã và kết luận luôn) của mình, thoát được tất cả vướng mắc mà các giả thiết khác mà từ xưa đến giờ dính phải.
Là gì vậy? Không tiếp tục tốn thời gian của các bạn, xin được trình bày luôn bây giờ.
Từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với phương Bắc. Vua Càn Long nhà Thanh đã cho sứ giả sang Đại Việt phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của Càn Long.
Quang Trung giả, đó là mấu chốt để giải đáp vấn đề, và cũng là tuyệt chiêu của vua Quang Trung.
Ông ta không chỉ phân thân sau khi chiến thắng, mà đã từng phân thân từ trước đó. Việc lấy danh nghĩa chính thống, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, 1 đó vốn là chí của Nguyễn Huệ muốn soán ngôi anh, 2 quan trọng hơn, để cả nước, trong đó có quân Thanh biết ông ta đang ở đâu, làm gì, đâm ra bọn chúng yên tâm, chủ quan, lên lịch mùng 6 kéo quân vào Nam đánh nhau với quân Quang Trung, còn trước mắt ăn Tết và vui chơi thỏa thích.
Kỳ thực, người lên ngôi là vua giả. Còn Quang Trung, sau khi nhận được tin, ông ta lập tức ra quân từ trước đó rồi. Ông ta đủ thời gian tiến quân, đủ thời gian nghỉ ngơi, quân sĩ mới đủ sức khỏe để chiến thắng quân Thanh như vậy.
Điều này có nghĩa, mọi mốc thời gian tiến quân như lịch sử đã ghi đều là giả. Đều đã được đám viết sử thời đó, do không biết nên vô tình, hoặc biết nhưng cố ý ngụy tạo, với cái đích, không gì khác, tôn vinh chiến thắng của nhà vua mà thôi.
Thật đơn giản, phải không?
Bonus. Việc dừng lại tuyển thêm quân cũng là bịa đặt. Bởi vì tuyển thì có thể, nhưng huấn luyện kỹ năng chiến đấu rất tốn thời gian, không thể điêu luyện trong từng đó ngày được, trong khi thời gian tiến quân thì gấp rút.
Vì di chuyển cực kì nhanh, bao vây thành từ lúc nào mà giặc không biết, giặc phải chạy toán loạn
Chỉ vỏn vẹn vậy thôi