Giải thích vì sao tác giả Phạm Duy Tốn đặt nhan đề của mình là ” Sống chết mặc bay ”
Viết đoạn văn từ 5-7 câu
0 bình luận về “Giải thích vì sao tác giả Phạm Duy Tốn đặt nhan đề của mình là ” Sống chết mặc bay ”
Viết đoạn văn từ 5-7 câu”
Nhan đề “Sống chết mặc bay” là một vế của câu tục ngữ dân gian “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ “sống chết mặc bay” vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh “quan phụ mẫu”, “cha mẹ” của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
– Đây là một nhan đề được lấy từ một vế của câu tục ngữ quen thuộc ” Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu TN nói về lối sống, thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm, coi thường tính mạng của một số thầy thuốc “lang băm” trong xã hội xưa. Từ đó, ta có thể hiểu được “SCMB” nghĩa là mặc kệ cho những kẻ bị thua thiệt, khổ sở, miễn là được lợi về cho mình.
– Để đảm bảo tính ngắn gọn, hàm súc của nhan đề, tác giả chỉ lấy phần đầu của câu TN. Soi vào trong tác phẩm, nhan đề ấy có nghĩa là: bóc trần bản chất ích kỉ, vô trách nhiệm, lạnh lùng, thờ ơ của tên quan trong truyện. Có thể nói rằng, nhan đề ấy thật hay, độc đáo và chính nó đã thể hiện được tài năng, phong cách của tác giả.
Nhan đề “Sống chết mặc bay” là một vế của câu tục ngữ dân gian “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” – với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc rởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ “sống chết mặc bay” vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh “quan phụ mẫu”, “cha mẹ” của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.
học tốt!! ^^
– Đây là một nhan đề được lấy từ một vế của câu tục ngữ quen thuộc ” Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu TN nói về lối sống, thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm, coi thường tính mạng của một số thầy thuốc “lang băm” trong xã hội xưa. Từ đó, ta có thể hiểu được “SCMB” nghĩa là mặc kệ cho những kẻ bị thua thiệt, khổ sở, miễn là được lợi về cho mình.
– Để đảm bảo tính ngắn gọn, hàm súc của nhan đề, tác giả chỉ lấy phần đầu của câu TN. Soi vào trong tác phẩm, nhan đề ấy có nghĩa là: bóc trần bản chất ích kỉ, vô trách nhiệm, lạnh lùng, thờ ơ của tên quan trong truyện. Có thể nói rằng, nhan đề ấy thật hay, độc đáo và chính nó đã thể hiện được tài năng, phong cách của tác giả.