giair hết ạ ko giải hết báo cáo
Câu 1: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
a) Ánh trăng trong trẻo chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
b) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao.
Câu 2. Đọc kỹ đoạn văn sau:“Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.”
a. Tìm và chỉ ra từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.
b. Tìm và chỉ ra danh từ, động từ trong đoạn văn trên.
Câu 3. Đặt câu theo cấu trúc trạng ngữ, vị ngữ, chủ ngữ,
Câu 4. Nghĩ về dòng sông chảy ra biển, trong bài thơ “Cửa sông ” nhà thơ Quang Huy viết:
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non …”
Em hãy chỉ rõ hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ và nêu lên ý nghĩa của hình ảnh đó.
PHẦN II: BÀI TẬP
Câu 1. Câu tục ngữ sau nói về truyền thống gì?
a) Lá lành đùm lá rách.
b) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Câu 2 Nêu nghĩa của từ truyền thống. Đặt câu có từ truyền thống.
Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
a) … kiến thức cho học sinh.
b) Kế tục và phát huy những … tốt đẹp.
c) Bài thơ có sức … mạnh mẽ.
d) Vua … cho con.
( truyền thống, truyền thụ, truyền ngôi, truyền cảm )
Câu 4. Trong bài thơ “ Tiếng ru ”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“ Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
Một người đâu phải nhân gian?
Sống trăng, một đốm lửa tàn mà thôi ”.
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hiểu nhà thơ muốn nói gì?
Câu 1
a) Ánh trăng trong trẻo→Chủ ngữ
chảy khắp nhành cây kẽ lá→Vị ngữ 1
tràn ngập con đường trắng xóa→Vị ngữ 2
b)Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay→Chủ ngữ
có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao→Vị ngữ
Câu 2:
a)- Từ ghép: chuồn chuồn nước, tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng
-Từ láy:mênh mông
b)- Danh từ: chú, chuồn chuồn nước, cái bóng, chú, mặt hồ, mặt hồ
– Động từ: tung cánh, bay, vọt lên, lướt nhanh, trải rộng
Câu 3: Câu theo cấu trúc trạng ngữ,vị ngữ,chủ ngữ
→Ở trong bếp,mẹ tôi đang nấu ăn
→Chiều hôm qua,tôi đi học thêm
→Ngoài chợ,mọi người buôn bán tấp nập
Câu 4:
-Những hình ảnh nhân hóa:
→Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn
→Lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non
-Ý nghĩa của các hình ảnh đó:Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn gửi gắm thông điệp mỗi con người chúng ta đều phải có lòng yêu quê hương,đất nước.Ca ngợi tính thủy chung,không quên đi cội nguồn.
Phần II: Bài Tập
Câu 1:
a) Lá lành đùm lá rách
→Nói về truyền thống nhân ái, yêu thương, biết giúp đỡ lẫn nhau nhất là những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn
b) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
→Nói về truyền thống cần cù, siêng năng,chịu khó, chăm chỉ
Câu 2:
– Nghĩa của từ truyền thống:những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
→Đặt câu: Nhân dân ta có truyền thống gói bánh chưng bánh giày vào dịp Tết
Câu 3:
a) Truyền thụ kiến thức cho học sinh
b)Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp
c)Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ
d)Vua truyền ngôi cho con
Câu 4:
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đoạn thơ trên,em hiểu nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng một cá nhân không thể nào làm nên kì tích,cũng giống như một ngôi sao không thể làm nên bầu trời, một thân lúa chín không thể làm nên được cánh đồng vàng. Chính vì thế chúng ta phải cần có sự đoàn kết tập thể để tạo nên một nguồn sức mạnh lớn lao
#Lazy warriors
@Xin ctrlhn ạ
Câu 1: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
CN VN
TN CN VN
những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao.
Câu 2. Đọc kỹ đoạn văn sau:“Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.”
– Từ ghép: nhỏ xíu, mặt hồ
– Từ láy: mênh mông
– danh từ: chú chuồn chuồn nước, cánh, cái bóng, mặt hồ
– động từ: tung, bay, lướt, trải
Câu 3. Đặt câu theo cấu trúc trạng ngữ, vị ngữ, chủ ngữ,
– trên cành cây, từ từ hiện ra một chú chim sẻ non.
Câu 1
– Nói về truyền thống nhân ái, yêu thương, biết giúp đỡ lẫn nhau.
– Nói về truyền thống cần cù, siêng năng,chịu khó, chăm chỉ, có làm thì mới có ăn.
Câu2
– Truyền thống là những điều tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời khác.
– Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt nam.
Câu 3
a) Truyền thụ kiến thức cho học sinh.
b) Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp.
c) Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ.
d) Vua truyền ngôi cho con.
Câu 4.
Bài làm
Đoạn thơ trên cho ta thấy cách diễn đạt giàu hình ảnh “một ngôi sao” thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không thể làm sáng được màn đêm, “một bông lúa chín” thì thật bé nhỏ, không thể làm nên mùa màng bội thu, “một người” thì không thể hiểu được là nhân gian được vì nhân gian là cõi đời nơi mà có cả loài người sinh sống. Một người dù có sống cũng chỉ giống như “đốm lửa tàn”, mà ánh sáng rất nhỏ của ngọn lửa sắp tắt chẳng có ý nghĩa gì cả. Qua khổ thơ trên, nhà thơ cho ta một lời khuyên vô cùng sâu sắc đó là: con người chỉ sống có nghĩa khi gắn liền với tập thể, không tách mình ra khỏi tập thể.
# Chúc chủ tus học tốt ^-^