Giới thiệu 3 di tích liên quan đến quá trình đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930-1945 của tỉnh Đồng Nai ( Biên Hoà trước đây). giúp tôi với mọi người

By Eliza

Giới thiệu 3 di tích liên quan đến quá trình đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930-1945 của tỉnh Đồng Nai ( Biên Hoà trước đây). giúp tôi với mọi người

0 bình luận về “Giới thiệu 3 di tích liên quan đến quá trình đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930-1945 của tỉnh Đồng Nai ( Biên Hoà trước đây). giúp tôi với mọi người”

  1. – Liên đoàn học sinh trường tiểu học Bình Hòa được Đảng lãnh đạo rải truyền đơn kêu gọi tinh thần cách mạng ngày 1 tháng 5 năm 1935

     – Mítting trọng thể tại Gò Dê (Bình Ý) tháng 9 năm 1936

     – Đầu năm 1937, các cơ sở Đảng phát triển, thành lập Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trương Văn Bang làm bí thư.

    Trả lời
  2. Ý chí bất khuất chống Pháp cứu nước của người Đồng Nai như lửa lòng ủ trấu, đến khi Đảng cộng sản ra đời, khơi dậy truyền thống yêu nước, tập hợp lực lượng, phát huy được sức mạnh tổng hợp toàn dân. Sau Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng ra đời vào năm 1929; sáu năm sau (năm 1935), Chi bộ Đảng Bình Phước – Tân Triều được thành lập gồm 5 đồng chí do đồng chí Hoàng Minh Châu làm bí thư, khởi đầu giai đoạn yêu nước chống Pháp ở Đồng Nai đi theo Chủ nghĩa Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam..

    Khi có Đảng lãnh đạo, phong trào cách mạng ở Đồng Nai đi vào hoạt động tự giác, có tổ chức, hướng đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, xác định từng bước đi thích hợp. Giai đoạn 1935 đến trước tháng 8 năm 1945, chủ yếu là dân sinh dân chủ kết hợp đấu tranh chính trị, kết hợp nuôi dưỡng lực lượng vũ trang để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Nhiều cuộc đấu tranh chính trị liên tục của các tầng lớp nhân dân chứng tỏ sự trưởng thành của các lực lượng cách mạng: Liên đoàn học sinh trường tiểu học Bình Hòa được Đảng lãnh đạo rải truyền đơn kêu gọi tinh thần cách mạng ngày 1 tháng 5 năm 1935;  mítting trọng thể tại Gò Dê (Bình Ý) tháng 9 năm 1936; Cuộc đấu tranh đòi giảm sưu thuế của nhân dân Long Thành và cuộc đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm của công nhân Nhà máy BIF thắng lợi. Đầu năm 1937, các cơ sở Đảng phát triển, thành lập Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Trương Văn Bang làm bí thư, đến giữa năm có thêm các chi bộ Đảng: Bình Ý, Bình Phước, Tân Triều, Thiện Tân, Bình Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Quới, Xuân Lộc… Năm 1940, việc chuẩn bị tham gia khởi nghĩa Nam kỳ được tiến hành ráo riết nhưng bị lộ, bị đàn áp, nhiều tổn thất; một số đảng viên bị bắt, bị giết hoặc tù đày; một bộ phận có vũ trang thô sơ rút vào rừng (là một trong số các bộ phận hình thành Chi đội 10 sau Cách mạng Tháng tám). Từ ngày 28 tháng 7 năm 1941, phát xít Nhật vào Biên Hòa, dân Đồng Nai thêm một tròng áp bức. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, lập chính quyền và các tổ chức thân Nhật; lãnh đạo Đảng nhận định tình hình, chọn thời cơ cách mạng; địa phương Biên Hòa cùng cả nước thực hiện lệnh tổng khởi nghĩa; buộc tỉnh trưởng ngụy Nguyễn Văn Quý phải chuyển giao chính quyền cho đại diện nhân dân lúc 11h30 ngày 26 tháng 8 năm 1945. Sáng ngày 27 tháng 8 năm 1945 tại Quảng trường Sông Phố diễn ra ngày hội lịch sử mừng độc lập, thống nhất của nhân dân Biên Hòa – Đồng Nai gồm hàng vạn người tham gia.

    Chính quyền cách mạng vừa mới xây dựng chưa đầy tháng, thực dân Pháp núp bóng quân đội Anh dưới danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật tái chiếm Sài Gòn, Biên Hòa; quân dân Biên Hòa cùng Nam bộ bước vào giai đoạn trường kỳ kháng chiến. Hội nghị Bình Trước ngày 23 tháng 9 năm 1945 phân tích tình hình, xác định nhiệm vụ của chính quyền cách mạng, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ kháng chiến để tính chuyện lâu dài. Liền sau đó, Trại huấn luyện Du kích Vĩnh Cửu được thành lập để huấn luyện quân sự cho các đội vũ trang. Các căn cứ kháng chiến Bình Đa, Hố Cạn, Chiến khu Đ, Rừng Sác, Phước An dựa vào thế trận lòng đất, lòng dân vừa sản xuất vừa chiến đấu, làm cái nôi nuôi dưỡng các lực lượng cách mạng. Lực lượng vũ trang Biên Hòa từ tầm vông giáo mác nhanh chóng trưởng thành, đến tháng 6 năm 1946 đã hình thành Chi đội 10; 3 hình thức vũ trang được xây dựng, vũ khí thô sơ nhưng tinh thần hừng hực khí thế cách mạng; tổ chức nhiều trận đánh ngăn bước tiến của giặc, tạo nên nhiều chiến công vang dội: Trận thắng Núi Thị – Xuân Lộc (30-10-1945); Cầu Lò Rèn – Long Thành (9-3-1946), phục kích địch Cầu Phước Cang – Long Thành (tháng 1-1948); đặc biệt là trận thắng La Ngà (1-3-1948) chấn động thế giới và trận đánh Cầu Bà Kiên (19-3-1948) khai sinh cách đánh đặc công ở chiến trường miền Đông.

    Những năm 1949-1954, lực lượng cách mạng ở Biên Hòa – Đồng Nai trưởng thành vững vàng, các chiến khu được củng cố, tăng năng lực sản xuất và chiến đấu; chiến thắng trước thử thách của thiên tai lũ lụt Nhâm Thìn 1952; đánh và thắng địch bằng nhiều cách: du kích, đột kích, tập kích trên khắp các chiến trường, kết hợp binh vận, diệt ác trừ gian ở cơ sở, và ở ngay cả trong lòng địch; tiếp tục ghi nhiều chiến công lịch sử, như: Trận tập kích đồng loạt phá 50 tháp canh của giặc ngày 22 tháng 3 năm 1950; đánh bại nhiều cuộc càn quét qui mô của địch vào chiến khu Đ; đốt kho xăng dầu ở Phước Lư (Biên Hòa) tấn công trại giam Thủ Đức giải thoát 120 tù chính trị (tháng 8 năm 1950), tập kích yếu khu Trảng Bom (20/7/1951), cài mìn diệt máy bay giặc ở sân bay SIPH (tháng 4/1952)… Kết quả kháng chiến chống Pháp của quân dân Biên Hòa đã góp phần quan trọng trong thắng lợi chung ở chiến trường Nam bộ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ..

    Trả lời

Viết một bình luận