Giới thiệu về một nhân vật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
0 bình luận về “Giới thiệu về một nhân vật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn”
Lê Lợi, một nhân vật vô cùng tiêu biểu và nhân nghĩa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sinh ngày 10/9/1385 tại Lam Sơn – Thanh Hóa.
Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa. Ông còn là một người yêu nước.
Như trên, một thủ lĩnh phải có đóng góp rất lớn và đóng góp của Lê Lợi đương nhiên không hề nhỏ.
Ông mất năm 1433. Để tưởng nhớ vị tướng lĩnh anh hùng, người dân bấy giờ đã xây dựng đền thờ Lê Lợi ở nhiều địa danh nổi tiếng như Lai Châu, Thanh Hóa.
Lê Thái Tổ, tên khai sinh: Lê Lợi là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.
Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng chiến thuật trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích và hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã dần lớn mạnh. Năm năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.
Năm 1426, ông cử 3 đạo quân tiến ra Bắc, trong khi nhà Minh cử một lực lượng lớn do Vương Thông chỉ huy sang tiếp viện. Hai cánh quân của Lê Lợi kết hợp với nhau, đánh bại quân Minh ở trận Tốt Động – Chúc Động, ép Vương Thông lui về Đông Quan cố thủ. Nghe tin, Lê Lợi lập tức mang đại quân ra Bắc, tổ chức lại quân đội, phân chia hành chính, ban hành các đạo dụ răn quân lính và nhân dân,… lập thế trận bao vây quân Minh. Nhà Minh lại tiếp tục sai các tướng Liễu Thăng, Mộc Thạnh mang quân sang tiếp viện, Lê Lợi sai quân ngăn chặn và đánh bại hoàn toàn hai đạo quân tiếp viện này. Vương Thông cùng đường phải xin hòa với quân Lam Sơn khi chưa được sự cho phép của triều đình Minh. Bất chấp sự phản đối của tướng lĩnh và dân chúng, Lê Lợi không những cho phép quân Minh được rút lui an toàn mà còn chu cấp vật tư như thuyền bè, tu sửa đường sá,… cho họ. Đến ngày 17 tháng 12 năm 1427 (âm lịch) quân Minh chính thức về nước, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thay mình làm Bình Ngô đại cáo báo cáo cho thiên hạ biết về việc quân Minh đã giảng hòa, rút quân về nước, Nam Bắc thôi việc binh đao, thiên hạ đại định.
Năm 1428, lên ngôi vua, Lê Lợi từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam sơn động chủ, sử gọi là Thái Tổ Cao Hoàng đế, dựng lên hoàng triều Lê (sử Việt Nam hiện đại gọi là nhà Hậu Lê).
Lê Lợi, một nhân vật vô cùng tiêu biểu và nhân nghĩa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sinh ngày 10/9/1385 tại Lam Sơn – Thanh Hóa.
Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa. Ông còn là một người yêu nước.
Như trên, một thủ lĩnh phải có đóng góp rất lớn và đóng góp của Lê Lợi đương nhiên không hề nhỏ.
Ông mất năm 1433. Để tưởng nhớ vị tướng lĩnh anh hùng, người dân bấy giờ đã xây dựng đền thờ Lê Lợi ở nhiều địa danh nổi tiếng như Lai Châu, Thanh Hóa.
Lê Thái Tổ, tên khai sinh: Lê Lợi là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.
Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng chiến thuật trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích và hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã dần lớn mạnh. Năm năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.
Năm 1426, ông cử 3 đạo quân tiến ra Bắc, trong khi nhà Minh cử một lực lượng lớn do Vương Thông chỉ huy sang tiếp viện. Hai cánh quân của Lê Lợi kết hợp với nhau, đánh bại quân Minh ở trận Tốt Động – Chúc Động, ép Vương Thông lui về Đông Quan cố thủ. Nghe tin, Lê Lợi lập tức mang đại quân ra Bắc, tổ chức lại quân đội, phân chia hành chính, ban hành các đạo dụ răn quân lính và nhân dân,… lập thế trận bao vây quân Minh. Nhà Minh lại tiếp tục sai các tướng Liễu Thăng, Mộc Thạnh mang quân sang tiếp viện, Lê Lợi sai quân ngăn chặn và đánh bại hoàn toàn hai đạo quân tiếp viện này. Vương Thông cùng đường phải xin hòa với quân Lam Sơn khi chưa được sự cho phép của triều đình Minh. Bất chấp sự phản đối của tướng lĩnh và dân chúng, Lê Lợi không những cho phép quân Minh được rút lui an toàn mà còn chu cấp vật tư như thuyền bè, tu sửa đường sá,… cho họ. Đến ngày 17 tháng 12 năm 1427 (âm lịch) quân Minh chính thức về nước, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thay mình làm Bình Ngô đại cáo báo cáo cho thiên hạ biết về việc quân Minh đã giảng hòa, rút quân về nước, Nam Bắc thôi việc binh đao, thiên hạ đại định.
Năm 1428, lên ngôi vua, Lê Lợi từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam sơn động chủ, sử gọi là Thái Tổ Cao Hoàng đế, dựng lên hoàng triều Lê (sử Việt Nam hiện đại gọi là nhà Hậu Lê).