Giúp e với e cần gấp Cho dòng khí CO nóng đi qua ống sứ đựng 26g hỗn hợp CuO và FeO the được răn A và khí B. Cho B qua 1 lít dd Ba(OH)2 0,2M thu 29,55

By Liliana

Giúp e với e cần gấp
Cho dòng khí CO nóng đi qua ống sứ đựng 26g hỗn hợp CuO và FeO the
được răn A và khí B. Cho B qua 1 lít dd Ba(OH)2 0,2M thu 29,55g kết tủa
a. Tính mA
b.Chia A làm 2 phần bằng nhau
P1. Tác dụng HCl dư thu 0,56 lít khí(đktc)
P2. Tác dụng H2SO4 đặc nóng dư thu V khí SO2. Tính khoảng giá trị V

0 bình luận về “Giúp e với e cần gấp Cho dòng khí CO nóng đi qua ống sứ đựng 26g hỗn hợp CuO và FeO the được răn A và khí B. Cho B qua 1 lít dd Ba(OH)2 0,2M thu 29,55”

  1. Đáp án:

     a/ Vậy: $m_A=23,6g$ hoặc $m_A=22g$

    b/ Vậy $V=2,8$ hoặc $V=3,92$

    Giải thích các bước giải:

    gọi: $n_{CuO}=a; n_{FeO}=b$

    $⇒80a+72b=26 ⇒ \dfrac{26}{80} <a+b<\dfrac{26}{72}$

     PTHH

    $CuO+CO\xrightarrow{t^o}Cu+CO_2\\FeO+CO\xrightarrow{t^o}Fe+CO_2$

    Vậy khí thoát ra là $CO_2$

    Dẫn khí B vào dung dịch $Ba(OH)_2$, có thể xảy ra các phản ứng sau:

    $CO_2+Ba(OH)_2\to BaCO_3+H_2O(1)\\2CO_2+Ba(OH)_2\to Ba(HCO_3)_2(2)$

    Có: $n_{Ba(OH)_2}=1.0,2=0,2\ mol$

    $n_↓=n_{BaCO_3}=\dfrac{29,55}{197}=0,15\ mol$

    Do $n_↓<n_{Ba(OH)_2}$ nên có 2 TH xảy ra

    +/ TH1: Chỉ có phản ứng (1); $Ba(OH)_2$ dư. 

    $⇒n_{CO_2}=n_↓=0,15\ mol$ 

    BTKL ta có: 

    $m_A=m_{CuO}+m_{FeO}+m_{CO}-m_{CO_2}$

    Mà: $n_{CO\ pư}=n_{CO_2}⇒m_A=26-16.n_{CO_2}=23,6g$

    +/ TH2: 

    Xảy ra cả 2 phản ứng (1);(2)

    $⇒n_{CO_2}=2.n_{Ba(OH)_2}-n_↓=0,25\ mol$

    Tương tự: 

    $⇒m_A=26-16.0,25=22g$

    Vậy: $m_A=23,6g$ hoặc $m_A=22g$

    b/ Chia A làm 2 phần bằng nhau. 

    TH1: $m_A=23,6g$

    ⇒ Khối lượng mỗi phần là: $23,6:2=11,8g$

    Phần 1: 

    Chỉ có Fe tác dụng HCl sinh khí

    $Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2$

    $n_{Fe}=n_{H_2}=0,025\ mol$

    Mà: $n_{CO_2}=0,15:2=0,075 = n_{Fe}+n_{Cu} \\⇒n_{Cu}=0,075-0,025=0,05 mol$

    Phần 2: 

    Khi phản ứng với $H_2SO_4$ đặc, nóng, dư, chỉ có Fe,Cu phản ứng tạo khí

    $Fe+6H_2SO_4\xrightarrow{t^o}Fe_2(SO_4)_3+3SO_2+6H_2O$

    $Cu+2H_2SO_4\xrightarrow{t^o}CuSO_4+SO_2+2H_2O$

    $⇒n_{SO_2}=3.n_{Fe}+n_{Cu}=0,075+0,05=0,125\ mol\\⇒V=2,8\ lít$

    TH2: $m_A=22g$

    ⇒ Khối lượng mỗi phần là: $23,6:2=11,8g$

    Phần 1: 

    Chỉ có Fe tác dụng HCl sinh khí

    $Fe+2HCl\to FeCl_2+H_2$

    $n_{Fe}=n_{H_2}=0,025\ mol$

    Mà: $n_{CO_2}=0,25:2=0,125 = n_{Fe}+n_{Cu} \\⇒n_{Cu}=0,125-0,025=0,1 mol$

    Phần 2: 

    Khi phản ứng với $H_2SO_4$ đặc, nóng, dư, chỉ có Fe,Cu phản ứng tạo khí

    $Fe+6H_2SO_4\xrightarrow{t^o}Fe_2(SO_4)_3+3SO_2+6H_2O$

    $Cu+2H_2SO_4\xrightarrow{t^o}CuSO_4+SO_2+2H_2O$

    $⇒n_{SO_2}=3.n_{Fe}+n_{Cu}=0,075+0,1=0,175\ mol\\⇒V=3,92\ lít$

    Vậy $V=2,8$ hoặc $V=3,92$

    Trả lời

Viết một bình luận