Giúp em phân tích 2 câu
Giếng gốc đa nhớ người ra lính
Đầu súng trăng treo ạ
Em xin cảm ơn
0 bình luận về “Giúp em phân tích 2 câu
Giếng gốc đa nhớ người ra lính
Đầu súng trăng treo ạ
Em xin cảm ơn”
“Giếng gốc đa nhớ người ra lính”:Hình ảnh Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính là biện pháp nhân hóa kết hợp với hoán dụ. Có phải giếng nước gốc đa nhớ các anh hay các anh nhớ quê hương. Đó là một nỗi nhớ hai chiều thể hiện tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa đối với quê hương hay quê hương đối với các anh thật thiêng liêng và cao cả. Nỗi nhớ đó không hề xa xôi ngàn dặm mà nó lại tiếp thêm sức mạnh cho các anh chiến đấu để ngày mai giải phóng đất nước. Để khoảng cách giữa quê hương anh và anh không còn xa vời vợi mà lại được gần hơn.
“Đầu súng trăng treo”: Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầusúng.“Trăng”là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng.
* “Giếng gốc đa nhớ người ra lính”: Đây là một hình ảnh hoán dụ chỉ quê hương qua BPTT nhân hóa: “nhớ”. Đó là một nỗi nhớ hai chiều thể hiện tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa đối với quê hương hay quê hương đối với các anh thật thiêng liêng và cao cả. Có lẽ rằng đây chính là động lực để những người lính chiến đấu và chiến thắng.
* Đầu súng trăng treo”
+ thời gian: đêm
Không gian: rừng hoang
Điều kiện: Sương muối
-> Không gian mênh mông, bao la, bát ngát, hoang vu cũng như điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.
+ Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang tính chất biểu tượng và trữ tình sâu sắc. Nó chính là hai sự vật gần gũi, gắn liền với nhau, nó bổ sung hài hòa với cuộc đời của người lính cách mạng. Chất liệu hiện thực và lãng mạn được tác giả kết hợp hài hòa.
+ “Trăng”: là vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước bình dị cũng là biểu tượng hòa bình cho vẻ đẹp lãng mạn. Trăng chính là một người bạn của người lính.
+ “Súng”- hình ảnh của người lính, biểu tượng của cuộc chiến đấu, chính là hình ảnh của hiện thực
“Giếng gốc đa nhớ người ra lính”:Hình ảnh Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính là biện pháp nhân hóa kết hợp với hoán dụ. Có phải giếng nước gốc đa nhớ các anh hay các anh nhớ quê hương. Đó là một nỗi nhớ hai chiều thể hiện tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa đối với quê hương hay quê hương đối với các anh thật thiêng liêng và cao cả. Nỗi nhớ đó không hề xa xôi ngàn dặm mà nó lại tiếp thêm sức mạnh cho các anh chiến đấu để ngày mai giải phóng đất nước. Để khoảng cách giữa quê hương anh và anh không còn xa vời vợi mà lại được gần hơn.
“Đầu súng trăng treo”: Câu kết là một hình ảnh thơ rất đẹp: “Đầu súng trăng treo”. Cảnh vừa thực, vừa mộng. Về ý nghĩa của hình ảnh này có thể hiểu: Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Bầu trời như thấp xuống, trăng như sà xuống theo. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầusúng.“Trăng”là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình. “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ: trăng treo trên đầu súng. Như vậy, sự kết hợp hai yếu tố, hiện thực và lãng mạn đã tạo nên cái vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng thơ. Và phải chăng, cũng chính vì lẽ đó, Chính Hữu đã lấy hình ảnh làm nhan đề cho cả tập thơ của mình – tập “Đầu súng trăng treo” – như một bông hoa đầu mùa trong vườn thơ cách mạng.
* “Giếng gốc đa nhớ người ra lính”: Đây là một hình ảnh hoán dụ chỉ quê hương qua BPTT nhân hóa: “nhớ”. Đó là một nỗi nhớ hai chiều thể hiện tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa đối với quê hương hay quê hương đối với các anh thật thiêng liêng và cao cả. Có lẽ rằng đây chính là động lực để những người lính chiến đấu và chiến thắng.
* Đầu súng trăng treo”
+ thời gian: đêm
Không gian: rừng hoang
Điều kiện: Sương muối
-> Không gian mênh mông, bao la, bát ngát, hoang vu cũng như điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.
+ Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang tính chất biểu tượng và trữ tình sâu sắc. Nó chính là hai sự vật gần gũi, gắn liền với nhau, nó bổ sung hài hòa với cuộc đời của người lính cách mạng. Chất liệu hiện thực và lãng mạn được tác giả kết hợp hài hòa.
+ “Trăng”: là vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước bình dị cũng là biểu tượng hòa bình cho vẻ đẹp lãng mạn. Trăng chính là một người bạn của người lính.
+ “Súng”- hình ảnh của người lính, biểu tượng của cuộc chiến đấu, chính là hình ảnh của hiện thực
-> hòa quyện, đi liền với nhau.