Giúp em với ạ , bài này cần nộp ???? Câu 30. Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp đã tìm cách phá hoại. H

By Melanie

Giúp em với ạ , bài này cần nộp ????
Câu 30. Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp đã tìm cách phá hoại. Hành động nào nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?
A. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng của ta.
B. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những xung đột vũ trang
D. 18/2/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Câu 31. Kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp có sự thay đổi như thế nào sau thất bại tại Việt Bắc (năm 1947)?
A. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
B. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc thắng chắc”.
C. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “vừa đánh vừa đàm”.
D. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “phản ứng linh hoạt”.
Câu 32. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là một thắng lợi chưa trọn vẹn đối với dân tộc Việt Nam vì
A. các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam chưa được các nước công nhận.
B. chưa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
C. lực lượng kháng chiến của Việt Nam không có vùng tập kết, phải phục viên tại chỗ.
D. hai bên thực hiện ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn được phép duy trì lực lượng quân sự ở Việt Nam.
Câu 33. Đại hội Đảng lần thứ II năm 1951 quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là:
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 34. Nét nổi bật nhất về tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là:
​A. ​quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc.
B. miền Bắc được hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau.
D. hai miền không thể tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất.
Câu 35. Thành tựu lớn nhất mà miền Bắc đã đạt được trong việc thực hiện kế hoạch
5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) là
A. công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao, đủ sức chi viện cho miền Nam.
B. bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, con người, xã hội đều đổi mới.
C. thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới và ổn định đời sống nhân dân.
D. văn hóa, giáo dục, y tế đều phát triển.
Câu 36. Ý nghĩa to lớn của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là :
A. đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Mĩ – Diệm.
​B. mở rộng vùng giải phóng.
C.đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
D.giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, buộc Mĩ phải thực hiện cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
Câu 37. Về quy mô, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) có điểm gì khác so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)?
​A. ​Diễn ra chủ yếu ở miền Nam.
B. Phạm vi mở rộng sang cả Nam Lào và Cam – pu – chia.
C. Phạm vi rộng lớn hơn, cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
D. Phạm vi mở rộng ra toàn Đông Dương.
Câu 38. Nguyên nhân có tính chất quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là
A. nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B. có hậu phương vững chắc là miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
C. sự chi viện, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bạn bè quốc tế.
D. sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.
Câu 39. Trọng tâm của đường lối mới ở Việt Nam đề ra trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 40. Những thành tựu của nhân dân Việt Nam đạt được trong 15 năm thực hiện đổi mới (1986 – 2000) đã đem lại nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ
A. củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. hoàn thành công cuộc xây dựng chế độ cộng sản trong cả nước.
D. thay đổi căn bản bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân.




Viết một bình luận