giúp mik lập bảng diễn biến tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 gồm thời gian sự kiện ý nghĩa

giúp mik lập bảng diễn biến tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 gồm thời gian sự kiện ý nghĩa

0 bình luận về “giúp mik lập bảng diễn biến tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 gồm thời gian sự kiện ý nghĩa”

  1. 1. Diễn biến thời gian  ,và sự kiện của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945

    Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đã nổ súng đảo chánh lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Kẻ thù của cách mạng nước ta lúc này chỉ còn là phát xít Nhật. Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, phát động phong trào kháng Nhật, cứu nước. Phong trào phá kho thóc của Nhật, cứu đói không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang nội dung chính trị. Sau ngày 9-3-1945, Việt Minh đã lãnh đạo quần chúng nổi dậy ở Hiệp Hòa (Bắc Giang), Tiên Du (Bắc Ninh), Bần Yên Nhân (Hưng Yên). Ở Quảng Ngãi nổ ra cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Ở Việt Bắc, Giải phóng quân và Cứu quốc quân đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở rộng căn cứ địa. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị vể tổ chức Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp. Ngày 15-5-1945, Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

    Ngày 8-5-1945, chiến thắng của Liên Xô đã buộc phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh. Ở châu Á, ngày 14-8-1945, phát xít Nhật cũng đầu hàng. Chớp lấy thời cơ, ngày 13-8-1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Tiếp đó, ngày 16-8, Đại hội quốc dân họp, thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Căn cứ vào chỉ thị của Đảng, từ ngày 14-8 nhiều địa phương đã chủ động khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19-8 khởi nghĩa ở Hà Nội, ngày 23-8 ở Huế, ngày 25-8 ở Sài Gòn. Trong vòng hai tuần lễ từ  ngày 14-8 đến ngày 28-8 cuộc tổng khởi nghĩa của Nhân dân ta đã thắng lợi hoàn toàn, lật nhào chế độ thuộc địa và phong kiến. Ngày 27-8, Ủy ban giải phóng dân tộc được cải tổ thành Chính phủ cách mạng lâm thời. Ngày 29-8 danh sách thành viên Chính phủ được công bố trên các báo ở Hà Nội gồm 15 người do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    2.Ý nghĩa lịch sử

    – Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là điển hình của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng đó đã đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất nước ta kéo dài hơn 80 năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

    – Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

    – Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.

    Bình luận
  2. Diễn biến: 

    – Ngày 16 – 8 – 1945, một đơn vị Giải phóng tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

    – Ngày 17 – 8 – 1945, quần chúng Hà Nội tổ chức mít tinh, thể hiện sự ủng hộ chính quyền cách mạng.

    – Ngày 18 – 8 – 1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền.

    – Ngày 19 – 8 – 1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

    – Ngày 23 – 8 – 1945, giành chính quyền ở Huế.

    – Ngày 25 – 8 – 1945, giành chính quyền ở Sài Gòn.

    – Ngày 28 – 8 – 1945, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là các tỉnh giành chính quyền muộn nhất.

    – Ngày 30 – 8 – 1945, Vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.

    Ý nghĩa: 

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng, là một trong những trang sử vẻ vang của lịch sử dựng nước và giữ nước. Bằng thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã đập tan phát xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp trong suốt gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một nhà nước kiểu mới – nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng. Sự kiện trọng đại này mở ra thời kỳ mới cho nhân dân Việt Nam và cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỷ XX, bắt đầu một quá trình sụp đổ không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần và quyết tâm của nhân dân các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Việt Nam ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

    Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

    Phát huy thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta ra sức xây dựng, bảo vệ thành công chính quyền cách mạng non trẻ, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cả về chính trị và kinh tế – xã hội. Song dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đoàn kết của toàn dân, chúng ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đưa kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nước nghèo, chậm phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

    Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chúng ta vừa tự hào về truyền thống anh hùng, vẻ vang của dân tộc vừa cần phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, ý chí quật cường, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, kế hoạch của địa phương, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 của cả nước.

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận

Viết một bình luận