giúp mik với C1: Bộ may nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ mày nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ? -Triều

giúp mik với
C1: Bộ may nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ mày nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ?
-Triều đình
-Các đơn vị hành chính
-cách đào tạo, tuyển chọn bổ sung quan lại
C2: Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý- Trần có đặc điểm gì khác nhau
C3: Tình hình kinh tế thời Lê sơ có đặc ddiemr nào giongws và khác vơi thời Lý- Trần
về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp

0 bình luận về “giúp mik với C1: Bộ may nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ mày nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm nào ? -Triều”

  1. Triều đình:

        + Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.

        + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

        + Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn. Thời vua Lê Thánh Tông, một số cơ quan cùng chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường tính tập quyền (tức mọi quyền lực đều được tập trung vào trong tay vua, triều đình, hnj chế được tính phân tán, cục bộ địa phương).

    + Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt dộng của quan lại được tăng cường từ trung ương đến xã.

    – Các đơn vị hành chính:

        + Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.

        + Chia cả nước thành 13 đạo.

        + Dưới đạo là phủ, huyện, xã.

    – Cách đào tạo, tuyển chọn nhân tài:

        + Mở rộng thi cử.

        + Chọn nhân tài công bằng, không để sót người có tài.

        + Nhà nước thời vua Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức thuyển chọn, bổ sung quan lại.

    C2

    Nhà nước thời Lý – Trần

    Thành phần quan lại

    Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

    Tổ chức bộ máy chính quyền

    – Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

    – Là nhà nước quân chủ quý tộc.


    Nhà nước thời Lê-Sơ

    Thành phần quan lại

    Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
    Tổ chức bộ máy chính quyền

    – Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

    – Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.


    C3

    Giống nhau:

    – Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:

    + Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

    + Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.

    + Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

    – Thủ công nghiệp:

    + Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.

    + Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.

    – Thương nghiệp:

    + Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.

    + Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.

    => Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

    Khác nhau

    Nông nghiệp

    – Tổ chức lễ “cày tịch điền”

    – Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp.

    LÊ Sơ

    – Không tổ chức lễ “cày tịch điền”

    – Chính sách ruộng đất: quân điền

    Thủ công nghiệp

    – Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

    – Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,…

    – Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

    – Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước.

    Thương nghiệp

    – Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ.

    – Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý – Trần.

    Bình luận
  2. Câu1

    *Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý – Trần ở những điểm sau:

    – Ở triều đình:

    + Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

    – Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

    + Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…

    + Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

    + Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

    Câu2

    Thành phần quan lại

    -Lý -Trần

    +Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

    -Lê sơ

    +Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

    Tổ chức bộ máy chính quyền

    -Lý -Trần

    + Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

    + Là nhà nước quân chủ quý tộc.

    -Lê sơ

    + Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

    + Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

    CÂU3

    * Giống nhau:

    – Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:

    + Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

    + Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.

    + Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

    – Thủ công nghiệp:

    + Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.

    + Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.

    – Thương nghiệp:

    + Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.

    + Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.

    => Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

    * Khác nhau:

    Nông nghiệp

    *Lý -Trần

    – Tổ chức lễ “cày tịch điền”

    – Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp.

    *Lê sơ

    – Không tổ chức lễ “cày tịch điền”

    – Chính sách ruộng đất: quân điền

    Thủ công nghiệp

    *Lý -Trần

    – Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

    – Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,…

    *Lê sơ

    – Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

    – Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước.

    Thương nghiệp

    *Lý -Trần

    – Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ.

    *Lê sơ

    – Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý – Trần.

    Bình luận

Viết một bình luận