Giúp mik với. Mik đang cần gấp!! 1. Nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa (nói chung các cuộc khởi nghĩa đã học) Gợi ý: – Đời sống và cách làm việc

By Eloise

Giúp mik với. Mik đang cần gấp!!
1. Nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa (nói chung các cuộc khởi nghĩa đã học)
Gợi ý:
– Đời sống và cách làm việc của vua quan
– Thiên tai
– Đời sống nhân dân
(câu này có thể thêm 1 số chi tiết cũng được)
2. Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:
– Đàng Ngoài
– Đàng Trong
– Phong trào Tây Sơn
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

0 bình luận về “Giúp mik với. Mik đang cần gấp!! 1. Nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa (nói chung các cuộc khởi nghĩa đã học) Gợi ý: – Đời sống và cách làm việc”

  1. Câu 1:

    Các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh:

    * Về nguyên nhân bùng nổ:

    – Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và hậu quả của những chính sách đó đã dẫn đến sự bất mãn, căm thù của nhân dân ta.

    – Với lòng yêu nước bất khuất, nhân dân ta ở nhiều nơi đã đứng lên khởi nghĩa.

    * Đặc điểm:

    – Lãnh đạo: các quý tộc nhà Trần.

    – Thời gian hoạt động: nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt), nổ ra liên tục, hoạt động trong thời gian ngắn.

    – Phạm vi hoạt động: diễn ra lẻ tẻ trên phạm vi cả nước.

    – Kết quả: đều thất bại.

    * Nguyên nhân thất bại:

    – Các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.

    – Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu.

    – Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn soi đường

    câu 2:

    Tình hình xã hội đàng trong:

    – Từ thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu

    – Ở địa phương: quan lại, cường hào đàn áp, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ

    + Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và chịu nhiều thứ thuế.

    ⇒ Ba anh em nhà Tây Sơn căn thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn

    chiến thắng Rạc Gầm-Xoài Mút:

    a) Nguyên nhân: – nguyễn Ánh sau khi chạy thoát đã cầu cứu Xiêm.

                               – Nhân cơ hội đó vua Xiêm đưa quân tiến vào nc ta

    b) Diễn biến:

    – Cuối tháng 7/1784: Quân Xiêm kéo vào Gia Định 

    – Cuối năm 1784: Quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định

    – Tháng 1/1785: Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định chọ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến

    – Ngày 19/1/1785: Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa.

    c) ý nghĩa:

    – Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

    – Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới.Từ đây phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.

    Câu 3:

    a) Nguyên Nhân thắng lợi:

    – Ý chí đấu tranh chống bóc áp lột và tinh thần yêu nc nhân dân

    – Sự hi sinh cao cả, tinh thần đoàn kết của nhân dân

    – Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt cảu bộ chị huy đứng đầu là Nguyễn Huệ

    b) Ý nghĩa lịch sử:

    – Lật độ các tập đoàn phong kiến Nguyễn Trịnh Lê

    – Đặt cơ sở nề tảng cho việc thống nhất đất nc, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nc

    -Đánh tan quânxâm lc Xiêm-Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc

    Trả lời
  2. 1. nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa : đời sống và cách làm việc của vua quan còn sa đọa , ăn chơi hưởng lạc, chưa có trách nhiệm với nhân dân ,hay những cuộc xâm lăng của giặc, từ đó dẫn tới bạo loạn , chiến tranh , những cuộc khởi nghĩa bùng nổ vì đời sống của họ quá cơ cực , đi liền với câu nói , ” ở đâu có áp bức , ở đó có đấu tranh”                                                                                                        3.

    – – – Nguyên nhân thắng lợi:

    +== nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    +== sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – – – ý nghĩa lịch sử:

    +== Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    +== Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.  ( mình có lấy ở sgk 1 ít )                                còn câu 2 mình xin lỗi ì chưa tổng hợp được,mong bạn thông cảm

    Trả lời

Viết một bình luận