giúp mình là một bài thuyết trình về kinh đô hoa lư đc ko

By Lydia

giúp mình là một bài thuyết trình về kinh đô hoa lư đc ko

0 bình luận về “giúp mình là một bài thuyết trình về kinh đô hoa lư đc ko”

  1. Cố đô Hoa Lư là một vùng đất thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay.

    Hiện nay, cố đô Hoa Lư được quy hoạch nằm trong quần thể danh thắng Trường An – một trong những điểm đến hấp dẫn chẳng kém gì những địa điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội.

    Theo sử xưa chép lại, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế đã chọn đóng đô ở Hoa Lư. Sở dĩ Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư là nơi xây dựng kinh thành bởi trước hết đây chính là quê hương của ông.

    Bên cạnh đó, Hoa Lư là một vùng đất có địa thế rất đẹp, non nước hữu tình, có thế núi – sông đan xen rất thuận lợi để phát triển quân sự.

    Sử sách còn ghi lại mô tả đặc điểm của vùng đất Hoa Lư xưa: Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả… Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được.”

    Như vậy, Đinh Bộ Lĩnh không chỉ là người có tài dụng binh mà còn rất sáng suốt và tinh tế trong việc xây dựng kinh thành.

    Hoa Lư xưa được xây dựng nguy nga, tráng lệ. Người xưa còn ví kinh đô Hoa Lư giống như thành Tràng An, Trung Quốc thời bấy giờ. Bên cạnh đó, Đinh Hoàng đế cũng rất chú trọng xây dựng kinh thành với các tuyến phòng ngự phòng có biến binh đao.Sử xưa còn ghi lại kinh thành Hoa Lư xưa rộng khoảng 300ha và được chia thành các khu khác như Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam… Bên cạnh đó Đinh Bộ Lĩnh cũng tận dụng lợi thế các núi đá vòng cung hùng vĩ để vừa làm cảnh quan vừa làm tuyến phòng thủ vững chắc.

    Về kiến trúc cung điện Hoa Lư (nội cung của Vua) nhiều nhà nghiên cứu cho rằng diện mạo cố đô xưa rất lộng lẫy và sang trọng với các thành quách kiên cố và lối trang trí rất cầu kì và tinh xảo. Các dấu tích còn sót lại ở cố đô Hoa Lư cho thấy nền kiến trúc – nghệ thuật thời bấy giờ vô cùng phát triển với đặc trưng riêng biệt – đơn giản nhưng tinh tế, khỏe khoắn.

    Bắt đầu từ nhà Lý, năm 1010 vua Lý Công Uẩn đã cho dời đô ra Thăng Long. Từ đó kinh thành Hoa Lư trở thành cố đô với dấu ấn 42 năm của nước Đại Cồ Việt. Tuy nhiên các vua sau này vẫn cho trùng tu, xây dựng nhiều công trình tại cố đô Hoa Lư.

    Trả lời

Viết một bình luận