Giúp mình lập dàn ý cho bài văn kể về ngày tết trung thu với ! Mình đang cần rất gấp !
0 bình luận về “Giúp mình lập dàn ý cho bài văn kể về ngày tết trung thu với ! Mình đang cần rất gấp !”
I, MỞ BÀI
– Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu cần đạt được: Thuyết minh về Tết Trung thu.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc ra đời của Tết Trung thu
– Nhắc đến lễ hội này, người ta không biết rõ rằng nó có từ đâu, bắt nguồn vào thời gian nào.
– Lễ hội này chỉ có ở một số nước của châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Triều Tiên. Bởi vậy, nói đến nguồn gốc của lễ hội này, có một số thuyết được ghi chép lại trên các cổ vật của một số nước.
+ Theo như truyền thuyết của Trung Quốc thì Tết Trung thu có nguồn gốc từ câu chuyện về vua Đường Minh Hoàng tản bộ ở vườn ngự uyển vào đêm rằm tháng 8 Âm lịch và gặp đạo sĩ La Công Viễn có pháp thuật đã đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi được ngắm cảnh trí hân hoan nơi đây, khi trở về nhà vua đã cho chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và đêm rằm tháng 8 cho dân chúng tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng để không quên lần lên cung trăng ấy của mình. Cũng có thuyết cho rằng tục treo đèn lồng là do nhà Đường cho treo mừng sinh thần vua Đường Minh Hoàng.
+ Theo như một thuyết khác là câu chuyện về Hằng Nga và Hậu Nghệ – một người bất tử, hai người là vợ chồng của nhau. Câu chuyện về hai người có rất nhiều cách kể và dị bản, tuy nhiên tất cả đều hướng đến nói về một đêm trăng thật sáng hai người gặp lại nhau.
* Tết Trung thu diễn ra như thế nào?
– Thời gian diễn ra: Vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm.
– Những đồ vật, món ăn thường thấy trong Tết Trung thu:
+ Đầu tiên, không thể thiếu được chính là những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngọt. Lớp bánh mềm mịn của bánh nướng, lớp bánh hơi dai và dính của bánh dẻo khiến mỗi người không thể nào quên đi ngay được. Nhân bánh thập cẩm gồm rất nhiều thứ như dừa, hạt dưa, vi yến… đặc biệt là trứng muối với ý nghĩ biểu thị cho sự viên mãn tròn đầy.
+ Thứ hai là mâm ngũ quả gồm có rất nhiều những loại hoa quả với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên cần phải có quả xanh, quả chín vởi quả xanh tượng trưng cho tính âm, quả chín tượng trưng cho tính dương, có cả hai là biểu thị cân bằng âm dương của vũ trụ.
+ Cuối cùng là các loại đèn như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng đỏ…
– Tết Trung thu được tổ chức ra sao:
+ Rước đèn: Ở một số vùng nông thôn, người ta có tổ chức lễ rước đèn, cho trẻ con rước đèn đi khắp thôn xóm. Những chiếc đèn lồng với nhiều hính dáng khác nhau, tỏa ra ánh sáng rực rỡ được những đứa trẻ cầm trong tay, xếp thành hàng mà di chuyển trên con đường quanh co. Tiếng cười nói nhộn nhịp, tiếng hát vang khiến không khí vô cùng vui vẻ và náo nhiệt.
+ Múa lân (Múa sư tử): Những thanh niên trai tráng sẽ đứng thành hàng, đội đầu lân cùng thân lân, bắt chước múa những điệu bộ của con vật này theo từng tiếng trống âm vang, uyển chuyển nhịp nhàng nhưng cũng rất mạnh mẽ.
+ Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu được bày biện bởi rất nhiều hoa quả, bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng. Đặc biệt, bánh nướng, bánh dẻo sẽ có hình những chú lợn nhỏ xinh, hoặc những con cá. Đến khi trăng lên tới trên đỉnh đầu cũng là lúc được phá cỗ. Trong lúc chờ đợi ấy, tất cả có thể cùng ngắm trăng, trò chuyện hoặc biểu diễn văn nghệ cùng vui chơi.
– Ngoài ra, trong Tết Trung thu, người ta thường có thói quen tặng quà cho nhau. Món quà ở đây chính là những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngọt, những chiếc đèn lồng nho nhỏ…
* Ý nghĩa của Tết Trung thu
– Trước hết, đây là một lễ hội để trẻ em được vui chơi, được tham gia và không quên các hoạt động truyền thống lâu đời của đất nước.
– Tết Trung thu còn là lễ hội sau mỗi mùa gặt hái, mọi người cùng ăn mừng vui vẻ vì có mùa màng bội thu, cảm tạ trời đất và cầu nguyện mùa màng tiếp theo sẽ tươi tốt.
– Đó còn là dịp để gia đình người thân quây quần ấm cúng bên nhau, tình cảm thêm gắn bó thân thiết…
– Tết Trung thu còn là chủ đề, đề tài cho rất nhiều bài thơ, bài hát, những bức tranh, bức ảnh, làm phong phú và sống động thêm cho thế giới nghệ thuật.
III, KẾT BÀI
– Nêu suy nghĩ và tình cảm của bản thân về Tết Trung thu, ý nghĩa của ngày Tết này.
I. Mở bài: giới thiệu về tết trung thu Ví dụ: Đất nước ta có rất nhiều lễ hội, những lễ hội vô cùng đặc sắc và ý nghĩa. Đây chính là thời gian mỗi người được nghỉ ngơi, vui chơi và thể hiện tình cảm của mình. Một trong những lễ hội truyền thống của con người Việt Nam là tết trung thu. II. Thân bài: thuyết minh về tết trung thu – Nguồn gốc của tết trung thu
Cho đến giờ vẫn chưa xác định được nguồn gốc của tết trung thu
Người ta tìm được tết trung thu được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ
Người trung hoa cổ đại cho rằng trung thu có từ thời Xuân – Chu
Có rất nhiều sách nói về tết trung thu những không có gì khẳng định
– Các phong tục gắn liền với tết trung thu
Rước đèn
Múa lân
Bày cỗ
Làm đồ chơi Trung Thu
Các loại bánh trung thu
Hát trống quân
Tục tặng quà
Ngắm trăng
– Tết trung thu trong văn học và nghệ thuật:-“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu Cán đây rất dài, cán cao qua đầu Em cầm đèn sao em hát vang vang Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan…tùng dinh dinh là tùng tùng dinh” -“Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang”– Ý nghĩa của tết trung thu:
Là giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Là dịp để vui chơi giải trí
Là nguồn cảm hứng văn học nghệ thuật sâu sắc
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về tết trung thu Ví dụ : Tết trung thu là một truyền thống văn hóa rất có ý nghĩa đối với dân tộc ta. Chúng ta nên lưu giữu và phát huy vai trò của tết trung thu. Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về tết trung thu” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.
mình viết cả VD ko bik có hợp ý bn ko nên có thiếu sót j mong bn bỏ qua nhé
I, MỞ BÀI
– Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu cần đạt được: Thuyết minh về Tết Trung thu.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc ra đời của Tết Trung thu
– Nhắc đến lễ hội này, người ta không biết rõ rằng nó có từ đâu, bắt nguồn vào thời gian nào.
– Lễ hội này chỉ có ở một số nước của châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Triều Tiên. Bởi vậy, nói đến nguồn gốc của lễ hội này, có một số thuyết được ghi chép lại trên các cổ vật của một số nước.
+ Theo như truyền thuyết của Trung Quốc thì Tết Trung thu có nguồn gốc từ câu chuyện về vua Đường Minh Hoàng tản bộ ở vườn ngự uyển vào đêm rằm tháng 8 Âm lịch và gặp đạo sĩ La Công Viễn có pháp thuật đã đưa nhà vua lên cung trăng. Sau khi được ngắm cảnh trí hân hoan nơi đây, khi trở về nhà vua đã cho chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và đêm rằm tháng 8 cho dân chúng tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng để không quên lần lên cung trăng ấy của mình. Cũng có thuyết cho rằng tục treo đèn lồng là do nhà Đường cho treo mừng sinh thần vua Đường Minh Hoàng.
+ Theo như một thuyết khác là câu chuyện về Hằng Nga và Hậu Nghệ – một người bất tử, hai người là vợ chồng của nhau. Câu chuyện về hai người có rất nhiều cách kể và dị bản, tuy nhiên tất cả đều hướng đến nói về một đêm trăng thật sáng hai người gặp lại nhau.
* Tết Trung thu diễn ra như thế nào?
– Thời gian diễn ra: Vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm.
– Những đồ vật, món ăn thường thấy trong Tết Trung thu:
+ Đầu tiên, không thể thiếu được chính là những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngọt. Lớp bánh mềm mịn của bánh nướng, lớp bánh hơi dai và dính của bánh dẻo khiến mỗi người không thể nào quên đi ngay được. Nhân bánh thập cẩm gồm rất nhiều thứ như dừa, hạt dưa, vi yến… đặc biệt là trứng muối với ý nghĩ biểu thị cho sự viên mãn tròn đầy.
+ Thứ hai là mâm ngũ quả gồm có rất nhiều những loại hoa quả với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên cần phải có quả xanh, quả chín vởi quả xanh tượng trưng cho tính âm, quả chín tượng trưng cho tính dương, có cả hai là biểu thị cân bằng âm dương của vũ trụ.
+ Cuối cùng là các loại đèn như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng đỏ…
– Tết Trung thu được tổ chức ra sao:
+ Rước đèn: Ở một số vùng nông thôn, người ta có tổ chức lễ rước đèn, cho trẻ con rước đèn đi khắp thôn xóm. Những chiếc đèn lồng với nhiều hính dáng khác nhau, tỏa ra ánh sáng rực rỡ được những đứa trẻ cầm trong tay, xếp thành hàng mà di chuyển trên con đường quanh co. Tiếng cười nói nhộn nhịp, tiếng hát vang khiến không khí vô cùng vui vẻ và náo nhiệt.
+ Múa lân (Múa sư tử): Những thanh niên trai tráng sẽ đứng thành hàng, đội đầu lân cùng thân lân, bắt chước múa những điệu bộ của con vật này theo từng tiếng trống âm vang, uyển chuyển nhịp nhàng nhưng cũng rất mạnh mẽ.
+ Bày cỗ: Mâm cỗ Trung thu được bày biện bởi rất nhiều hoa quả, bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng. Đặc biệt, bánh nướng, bánh dẻo sẽ có hình những chú lợn nhỏ xinh, hoặc những con cá. Đến khi trăng lên tới trên đỉnh đầu cũng là lúc được phá cỗ. Trong lúc chờ đợi ấy, tất cả có thể cùng ngắm trăng, trò chuyện hoặc biểu diễn văn nghệ cùng vui chơi.
– Ngoài ra, trong Tết Trung thu, người ta thường có thói quen tặng quà cho nhau. Món quà ở đây chính là những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngọt, những chiếc đèn lồng nho nhỏ…
* Ý nghĩa của Tết Trung thu
– Trước hết, đây là một lễ hội để trẻ em được vui chơi, được tham gia và không quên các hoạt động truyền thống lâu đời của đất nước.
– Tết Trung thu còn là lễ hội sau mỗi mùa gặt hái, mọi người cùng ăn mừng vui vẻ vì có mùa màng bội thu, cảm tạ trời đất và cầu nguyện mùa màng tiếp theo sẽ tươi tốt.
– Đó còn là dịp để gia đình người thân quây quần ấm cúng bên nhau, tình cảm thêm gắn bó thân thiết…
– Tết Trung thu còn là chủ đề, đề tài cho rất nhiều bài thơ, bài hát, những bức tranh, bức ảnh, làm phong phú và sống động thêm cho thế giới nghệ thuật.
III, KẾT BÀI
– Nêu suy nghĩ và tình cảm của bản thân về Tết Trung thu, ý nghĩa của ngày Tết này.
I. Mở bài: giới thiệu về tết trung thu
Ví dụ:
Đất nước ta có rất nhiều lễ hội, những lễ hội vô cùng đặc sắc và ý nghĩa. Đây chính là thời gian mỗi người được nghỉ ngơi, vui chơi và thể hiện tình cảm của mình. Một trong những lễ hội truyền thống của con người Việt Nam là tết trung thu.
II. Thân bài: thuyết minh về tết trung thu
– Nguồn gốc của tết trung thu
– Các phong tục gắn liền với tết trung thu
– Tết trung thu trong văn học và nghệ thuật:-“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan…tùng dinh dinh là tùng tùng dinh”
-“Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang”– Ý nghĩa của tết trung thu:
III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về tết trung thu
Ví dụ :
Tết trung thu là một truyền thống văn hóa rất có ý nghĩa đối với dân tộc ta. Chúng ta nên lưu giữu và phát huy vai trò của tết trung thu.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về tết trung thu” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.
mình viết cả VD ko bik có hợp ý bn ko nên có thiếu sót j mong bn bỏ qua nhé