giúp mình nhanh nghen mn:) NÊU 1 VÀI THÀNH TỰU CƠ BẢN CHỨNG TỎ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT ,KHOA HỌC , VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT TK XVIII-XIX

giúp mình nhanh nghen mn:)
NÊU 1 VÀI THÀNH TỰU CƠ BẢN CHỨNG TỎ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT ,KHOA HỌC , VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT TK XVIII-XIX

0 bình luận về “giúp mình nhanh nghen mn:) NÊU 1 VÀI THÀNH TỰU CƠ BẢN CHỨNG TỎ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT ,KHOA HỌC , VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT TK XVIII-XIX”

  1. @Meo_

    * Một vài thành tựu cơ bản là:

    ( 1 ) Về kĩ thuật:

    – Công nghiệp: kĩ thuật luyện kim, sản xuất máy tiện, máy phay, thép, phát minh phương pháp xuất nhôm, …

    – Giao thông vận tải: tàu thủy, tàu hỏa

    – Thông tin liên lạc: điện tín

    – Nông nghiệp: phân hóa học, máy kéo, áy cày, máy gặt đập, …

    – Quân sự: Đại bác, súng trường bắn nhanh và xa; chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn; ngư lôi bắt đầu được sử dụng; khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương …

    ( 2 ) Khoa học:

    a/ Khoa học tự nhiên

    – Niu – tơn ở Anh tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn

    – Lô – mô – nô – xốp ở Anh tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng

    – Puốc – kin – giơ ở Séc khám phá bí mật của sự pháy triển của thực vật và đời sống của mô động vật

    – Đác – uyn ở Anh nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền

    b/ Khoa học xã hội

    – Phoi – ơ – bách và Hê – ghen ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

    – Xmít và Ri – các – đô ở Anh, chính trị kinh tế tư sản

    – Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê ( Pháp ) và Ô – oen ( Anh ) chủ nghĩa xã hội không tưởng

    – Mác và Ăng – ghen chủ nghĩa xã hội khoa học

    ( 3 ) Văn học và nghệ thuật

    a/ Văn học

    – Ở Pháp, Vôn – te, Mông – te – xki – ơ, Rút – xô phê phán chế độ phong kiến lỗi thời

    – Ở Đức, Si – lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân

    – Ở Anh, Bai – rơn phê phán những bất công trong xã hội

    b/ Nghệ thuật

    – Âm nhạc: Mô – da ( Áo ), Bách và Bét – tô – ven ( Đức ), Sô – panh ( Ba Lan ), Trai – cốp – xki ( Nga )

    – Hội họa: Tiêu biểu ở Pháp, Tây Ban Nha nội dung phê phán bọn phong kiến và giáo hội, đặc biệt là tranh châm biếm

    Bình luận

Viết một bình luận