Giúp mình phần trắc nghiệm này nhé !!! Cảm ơn nhìu <3 1. Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì? 2.Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào? 3.Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn? 4.Giai đoạn 1893-1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì? 5. Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi? 6.Nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? 7.Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào? 8. Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? 9.Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? 10. Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì? 11.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì? 12.Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? 13. Pháp đã áp dụng ở VN chính sách gì về chính trị ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? 14.Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nên kinh tế VN như thế nào? 15.Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? 16. Giai cấp, tầng lớp nào ở VN ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ cực trăm bề? 17.Sau khi Pháp tiến hành các chính sách khai thác thuộc địa, ở VN xuất hiện các tầng lớp mới là ? 18.Tổ chức phong trào Đông Du là? 19. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do nhưng sĩ phu nào lãnh đạo? 20.Điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?
1. Bảo vệ cuộc sống
2. 4/1892
3. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó
4. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp
5. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
6.Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập,So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp,Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
7. Thượng, Khơ-me, X-tiêng
8.. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
9. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi
10. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến
11. Cướp đoạt ruộng đất
12. Khai thác than và kim loại
13. Chính sách “ chia để trị”
14. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc
15. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
16. Giai cấp nông dân.
17. công nhân, tư sản và tiểu tư sản
18. Phan Bội Châu
19.Thái Phiên và Trần Cao Vân
20.Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ