Giúp mình với ạ mình xin cảm ơn
1.Nêu những thành tựu lớn về văn hóa phương đông thời cổ đại ?
2. Kể tên các kỳ quan thế giới của văn hóa cổ đại ?
3. Trình bày những điểm mới trong tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta ?
4. Trình bày về sự phân công lao động của thời nguyên thủy ?
5. Nhận xét sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời văn lang ?
7. Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên người việt cổ đã làm gì ?
????????????????????????????????????????????????????????????
1.Những thành tựu lớn của văn hóa phương đông cổ đại là:
-biết làm lịch và dùng lịch âm :1 năm có 12 tháng,mỗi tháng có 29 đến 30 ngày.
-biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời.
-sáng tạo chữ viết gọi là chữ tượng hình( vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa con người) viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre, trên những phiến đất sét.
-Toán học:phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và cả số 0, người ta cũng tính đc số pi= 3,16.
-các công trình kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.
2.gồm
-kim tự tháp Ai Cập.
-thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.
-đền Pác-tê-nông ở A-ten.
-đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma.
3.
–
Đời sống vật chất:
+ Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.
+ Biết làm đồ gốm.
+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.
+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.
– Về xã hội:
+ Tổ chức “bầy người nguyên thủy” đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.
+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.
4.
– Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón…
– Số người làm nông nghiệp tăng lên, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống.
=> Sự phân công lao động trở thành cần thiết.
+ Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải.
+ Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá;
+ Một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.
=> Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng.
5. nhận xét:
-nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã là 1 tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
7.
-người việt cổ đã liên kết lại với nhau dưới hình thức các bộ tộc, bộ lạc. Họ sống tập trung thành các bộ tộc, bộ lạc để cùng chống thú dữ, cùng canh tác sản xuất, cùng trị thủy,…
1. – Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.
– Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
– Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.
– Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,…
2. 7 kỳ quan thế giới cổ đại: Duy nhất 1 nơi còn nguyên vẹn nhưng chứa nhiều bí ẩn chưa được giải mã
* Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy:
– Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung.
– Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.
– Tình cảm giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc ngày càng gắn bó.
– Hình thành một số phong tục, tập quán: Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.
* Nhận xét:
– Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo.
4. ……………………