giúp mình với huhu Bài 1: Đọc đoạn trích dưới đây: Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió M

giúp mình với huhu
Bài 1: Đọc đoạn trích dưới đây:
Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
(Lưu biệt khi xuất dương, Phan Bội Châu – Dịch thơ – Ngữ văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục, 2007, tr.4)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh Muôn trùng sóng bạc trong câu: Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Câu 3. Tại sao tác giả lại viết: Non sông đã chết sống thêm nhục / Hiền thánh còn đâu học cũng hoài?
Câu 4. Từ đoạn thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của việc học tập trong bối cảnh đất nước hiện nay.

0 bình luận về “giúp mình với huhu Bài 1: Đọc đoạn trích dưới đây: Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió M”

  1. Câu1 biểu cảm

    câu 2 – Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường (Muốn vượt biển Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)
    + Hình ảnh kì vĩ lớn lao “biển Đông”, “cánh gió” muôn trùng “sóng bạc” tương ứng với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của PhanBội Châu.Con người ấy như đang lao vào ngaý một môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động đang mở ra trước mắt. Biển rộng, ngàn đợt sóng lớn, gió đại dương – gió của viễn cảnh thời đại mới – đang nhất tề cùng bay lẽn trên dõi cánh lãng mạn của trí tưởng tượng kì vĩ, hoành tráng. Hay chính khát vọng lớn lao của cái tôi trữ tình đang cuộn lên những lớp sóng bạc, gió lớn, khuấy động những đợt sóng lòng dào đạt sục sôi của một thế hệ thanh niên ưu tú nặng lòng với non sông đất nước, gạt bỏ tất cả để “xuất dương” cầu học tập, tiến bộ. Và thực tế, “vào khoảng những năm đầu thế kỉ này, chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đâ cắt cụt bím tóc, vâ’t hết sách vở, văn chương nghề cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con rồi băng ngàn, lội suôi, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, trù tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại” (Đặng Thai Mai).

    + Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.

    câu 3- Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ (Non sông đã chết, sống thêm nhục,/ Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!)

    + Câu thơ  nói lên nỗi nhục mất nước, nỗi xót đau đốt cháy tâm can nhà thơ (non sông đã chết), đồng thời cũng khẳng định ý chí thép gang
    của những con người không cam chịu sống cuộc đời nô lệ đắng cay (Non sông đã chết, sống thêm nhục).
    Ý chí ấy gần gũi với tư tưởng yêu nước, với ý chí của người nghĩa sĩ nông dân trong thơ của Nguyễn Đình Chiểu. Nhưng đến câu 6 thì tư
    tưởng của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên, mang những sắc thái mới của tư tưởng thời đại.
    + Phan Bội Châu đã dám đối mặt với cả nến học vấn cũ để nhận thức một chân lí: sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì trong buổi nước
    mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm giữ lấy thì chỉ là ngu (tụng diệc si) mà thôi. Tất nhiên, Phan Bội Châu không phủ nhận cả nền học vấn
    Nho giáo, nhưng có được một ý tưởng như thế đã là hết sức táo bạo đối với một con người từng là môn đồ của nơi “cửa Khổng sân Trình”
    rồi.

    câu 4;Qua đoạn thơ chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người. Hay trong câu thành ngữ “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”, chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Coi trọng việc học chính là coi trọng cuộc sống của chúng ta.

    Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

    Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.

    Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

    Bình luận

Viết một bình luận