GIÚP MK VỚI T.T
CÂU 1 phân biệt đồ dùng điện cơ, điện nhiệt , điện quang?
Câu 2 hệ thức liên hệ ở máy biến áp 1 pha: nếu gọi U1, U2 lần lượt là điện áp đầu vào và đầu ra và N1, N2 lần lượ số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp
Câu 3 Những số liệu kí thuật của đồ dùng điện
Câu 4 Nguyên lí hoạt động, cấu tạo của bàn là dựa trên cở sở nào? Yêu cầu kí thuật của dây đốt nóng
Câu 5 Cấu tạo hoạt động cơ điện và máy biến áp
Câu 1:
– Đồ dùng loại điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng, dùng để dẫn động, quay máy.
– Đồ dùng loại điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng.
– Đồ dùng loại điện quang: Biến đổi điện năng thành quang năng, dùng để chiếu sáng.
Câu 3:
– Điện áp định mức U – đơn vị là vôn (V).
– Dòng điện định mức I – đơn vị là Ampe (A).
– Công suất định mức P – đơn vị là oát (W).
Câu 4:
– Cấu tạo: Có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và vỏ bàn là.
+ Dây đốt nóng:
Làm bằng hợp kim niken – crom chịu được nhiệt độ cao.
Được đặt trong rãnh (ống) của bàn là và cách điện với vỏ.
+ Vỏ bàn là:
Đế làm bằng gang đánh bóng hoặc mạ crôm.
Nắp: làm bằng nhựa hoặc thép, trên có gắn tay cầm bằng nhựa và đèn báo, rơle nhiệt, núm điểu chỉnh nhiệt độ ghi số liệu kỹ thuật
Ngoài ra còn có đèn tín hiệu, rờ le nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ, bộ phận điều chỉnh nhiệt độ và phun nước.
– Nguyên lí hoạt động: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.
–Yêu cầu kí thuật của dây đốt nóDây đốt nóng làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn ( Ví dụ: Niken crôm có điện trở suất r = 1,1. 10-6 Ωm) chịu được nhiệt độ cao
Câu 5:
-Động cơ điện:
+ Cấu tạo: Gồm hai thành phần chính là stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.
+ Nguyên tắc hoạt động:
Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stato được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh trục hay 1 mômen.
Phần lớn các động cơ điện hoạt động theo nguyên lý điện từ, nhưng loại động cơ dựa trên nguyên lý khác như lực tĩnh điện và hiệu ứng điện áp cũng được sử dụng. Nguyên lý cơ bản mà các động cơ điện từ dựa vào là có một lực lực cơ học trên một cuộn dây có dòng điện chạy qua nằm trong một từ trường. Lực này theo mô tả của định luật lực Lorentz và vuông góc với cuộn dây và cả với từ trường.
Phần lớn động cơ từ đều xoay nhưng cũng có động cơ tuyến tính. Trong động cơ xoay, phần chuyển động được gọi là rotor, và phần đứng yên gọi là stator.
– Máy biến áp:
+ Cấu tạo: Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
+ Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt điện áp xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây sơ cấp, sẽ gây ra sự biến thiên từ thông ở bên trong 2 cuộn dây. Từ thông này đi qua cuộn sơ cấp và thứ cấp, trong cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng và làm biến đổi điện áp ban đầu.