giúp với ạ vote 5* ai lm đc
Câu 14: Kể tên các cơ quan hô hấp ở người ? Hô hấp gồm những gia đoạn chủ yếu
nào?
Câu 15: Tiến trình các bước hô hấp nhân tạo: ấn lồng ngực và hà hơi thổi ngạt
Câu 16: Các biện pháp để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Câu 17: Khi thức ăn vào khoang miệng sẽ diễn ra những hoạt động nào? Biến đổi chủ
yếu trong khoang miệng là biến đổi lí học hay hóa học ?
Câu 18: Khi thức ăn vào dạ dày sẽ diễn ra những hoạt động nào ? Biến đổi chủ yếu
trong dạ dày là biến đổi lí học hay hóa học ?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 17: Khi thức ăn vào khoang miệng sẽ diễn ra những hoạt động:
– Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt
– Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo
-Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
Quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản diễn ra như sau:
-Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt bắt đầu.
– Đầu tiên lưỡi nâng cao lên viên thức ăn chạm vòm họng → hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản
– Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản (tránh thức ăn không lọt vào đường hô hấp), khẩu cái miệng nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi.
– Khi thức ăn lọt vào thực quản, các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dần viên thức ăn xuống dạ dày.
Biến đổi chủ yếu ở khoang miệng là biến đổi lí học
Câu 18:
– Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:
+ Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin
Biến đổi chủ yếu ở dạ dày là biến đổi lí học
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 14: Các cơ quan hô hấp ở người là: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản
– Gồm giai đoạn chủ yếu: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở các tế bào
Câu 15: Các bước là:
– Ấn lồng ngực:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm, để đầu hơi ngửa ra phía sau
+ Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho ko khí trong phổi bị ép ra ngoài ( Khoảng 200 ml ), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía sau đầu nạn nhân
+ Thực hiện liên tục như thế với 12-20 lần/ phút cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường
– Hà hơi thổi ngạt:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau
+ Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
+ Tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, ko để ko khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng
+ Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp
+ Thổi liên tục 12-20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân trở lại bình thường
Câu 16: Biện pháp:
+ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
+ Thức ăn bổ dưỡng
+ Tránh những thứ lạnh
+ Tập yoga
+ Sử dụng chất chống oxy hóa
+ Tránh nơi nhiều khói bụi, tàn tro