Giúp zới
C1 Mở đầu bài thơ Ông đồ Vũ Đình Liên có viết
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Ở khổ thơ cuối tác giả lại viết :
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
a, Nhận xét về vị trí của từ ” lại ” trong 2 lần xuất hiện và ý nghĩa của nó
b, Cách gọi “ông đồ già” và “ông đồ xưa” có ý nghĩa như thế nào
c, Bài thơ Ông đồ gợi cho e suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp dân tộc
*Ngoài lề ( cũng trả lời hộ mình )
Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ “bao nhiêu”,”tấm tắc” trong đoạn 2
a, Lần xuất hiện thứ nhất của từ “lại” đó là trong câu thơ “Lại thấy ông đồ già” ở vị trí đầu câu thơ. Còn từ “lại” thứ hai xuất hiện ở giữa câu thơ “Năm nay đào lại nở” ở giữa câu thơ. Hai từ “lại” đều diễn tả sự lặp lại, xuất hiện một cách có chu kỳ theo thời gian, tuần hoàn của sự việc. Hàng năm, cứ vào dịp tết đến xuân về là đào lại nở và thấy ông đồ già
b, Cách gọi ông đồ già và ông đồ xưa đã thể hiện được một cách tài tình và sâu sắc của tác giả về sự chuyển biến của thời gian và thay đổi của thời thế. Khi Nho học bị suy tàn và những người thuộc thế hệ ông đồ bị quên lãng, ông đồ già ngày xưa được người người coi trọng giờ chỉ còn là ông đồ xưa đi vào quên lãng mãi mãi mà thôi. Hai từ vẫn diễn tả hình ảnh ông đồ nhưng là cả một quá trình chuyển biến của thời gian và thay đổi của thời thế, ông đồ đã đi vào quên lãng mãi mãi cùng với nền Nho học suy tàn.
c, Bài thơ Ông đồ đã gợi cho em những suy ngẫm về việc cần thiết cần phải bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc. Những nét đẹp văn hóa của dân tộc nếu như không được bảo tồn, trân trọng và phát huy sẽ rất dễ đi vào quên lãng và suy thoái. Ông đồ và nền Nho học chính là minh chứng cho việc này, cũng giống như biết bao những truyền thống văn hóa tốt đẹp ngày nay đang có nguy cơ suy tàn.
d, Những từ “bao nhiêu, tấm tắc” đều được sử dụng để diễn tả sự tài hoa của ông đồ và trọng vọng của người đời dành cho nét chữ ông đồ. Khi Nho học còn được coi trọng, nét chữ tài hoa của ông đồ đẹp tựa rồng bay phượng múa và được mọi người tôn sùng biết nhường nào.