Giusp mk hết nha cảmown VĂN BẢN: LƯỢM Bài 1: Cho câu thơ sau: “Chú bé loắt choắt” 1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? 2. Chỉ ra phư

Giusp mk hết nha cảmown
VĂN BẢN: LƯỢM
Bài 1: Cho câu thơ sau:
“Chú bé loắt choắt”
1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
2. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
3. Hãy chỉ ra các từ láy trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc thuộc từ loại nào? Có tác dụng gì?
4. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng?
5. Hai khổ thơ như một điệp khúc ngân vang ở đầu và cuối bài thơ. Điều đó có ý nghĩa gì?
6. Cảm nhận của em về hình ảnh chú bé liên lạc Lượm qua đoạn thơ bằng một đoạn văn từ 7- 10 câu, trong đoạn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ là (gạch chân và chú thích rõ)
Bài 2: Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi, còn không?
1. Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?
2. Nêu nội dung chính của đoạn trích?
3. Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?
4. Viết đoạn văn khoảng 7-10 câu nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong đoạn trích trên?

0 bình luận về “Giusp mk hết nha cảmown VĂN BẢN: LƯỢM Bài 1: Cho câu thơ sau: “Chú bé loắt choắt” 1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? 2. Chỉ ra phư”

  1. ” Chú bé loắt choắt

                    Cái sắc xinh xinh

                    Cái chân thoăn thoắt

                    Cái đầu nghênh nghênh

                    Ca lô đội lệnh

                   Mồm huýt sáo vang

                    Như con chim chích

                    Nhảy trên đường vàng

    2. PTBĐ: tự sự và miêu tả

    3.

    Láy toàn bộ: xinh xinh, nghênh nghênh

    Láy vần: loắt choắt, thoăn thoắt,

    Tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.

    4. 

    Biện pháp tu từ:Như con chim chich-Nhảy trên đường vàng

    Tác dụng:Phép so sánh này có vai trò quan trọng trong việc tái hiện chân dung nhân vật Lượm.Đó là hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ bé,hiếu động,nhí nhảnh,hồn nhiên vui tươi và rất đáng yêu.

    Hình ảnh đó còn góp phần tái hiện những bước chân tung tăng của Lượm vừa đi vừa nhảy trên con đường vàng

    5.

    Việc lặp lại hai khổ thơ trên ở cuối bài thơ khẳng định Lượm sống mãi với quê hương,đất nước,sống mãi trong lòng nhân dân nói chung và tác giả nói riêng.

    6

     Trong bài thơ “Lượm”, hình ảnh của chú bé Lượm đã được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Hình ảnh của một chú bé đưa thư liên lạc đáng yêu và vô cùng dũng cảm. Cậu bé Lượm có ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 chú nhóc đưa thư, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh” và hình ảnh “ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang” cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng” gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Bé Lượm còn thể hiện  sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn “đạn bay vèo vèo” để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cấp bạc phục vụ cho kháng chiến.

    Bài 2:

    1. Trích từ VB ” Lượm. Của tác giả Tố Hữu

    Hoàn cảnh sáng tác: Bài Lượm đc ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

    2.

    Nội dung:  Hình ảnh Lượm sống mãi trong lòng em

    3.

    Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.

    Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với dụng ý khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của Lượm trong tâm hồn mọi người. Lượm không những sống mãi trong lòng nhà thơ mà còn sống mãi với quê hương, đất nước.

    4.

    Trong bài thơ “Lượm”, hình ảnh của chú bé Lượm đã được xây dựng vô cùng chân thực và sinh động. Thật vậy, người đọc cảm nhận được hình ảnh của một chú bé đưa thư liên lạc đáng yêu và vô cùng dũng cảm. Đầu tiên, người đọc có thể cảm nhận được ngoại hình dễ thương, đáng yêu của 1 chú nhóc đưa thư, phục vụ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ. Những từ láy được sử dụng như “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh” và hình ảnh “ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang” cho thấy được một cậu bé đưa thư hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và dường như chẳng hề sợ hãi sự nguy hiểm của chiến trường để mà hoàn thành nhiệm vụ đưa thư được giao phó. Hình ảnh so sánh “Như con chim chích/Nhảy trên đường vàng” gợi ra hình ảnh của một cậu nhóc hồn nhiên mà vô cùng dũng cảm, nhanh nhẹn như 1 con chim chích chòe trên đồng lúa vàng ươm. Thứ hai, người đọc có thể thấy được sự dũng cảm, quả cảm của Lượm. Lời nói hồn nhiên của cậu bé là “Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/Ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà” cho thấy một sự dũng cảm, hồn nhiên của chú bé Lượm nhỏ tuổi. Có lẽ đây chính là khởi nguồn của lòng yêu nước đã được nuôi dưỡng ở tâm hồn trẻ em VN  từ nhỏ. Hơn nữa, hình ảnh chú bé Lượm chẳng hề sợ hãi trước cảnh mưa bom bão đạn “đạn bay vèo vèo” để hoàn thành được nhiệm vụ giữ liên lạc và đưa những lá thư thượng khẩn cấp bạc phục vụ cho kháng chiến. Quan trọng nhất, sựu hy sinh của Lượm đã thể hiện được sự dũng cảm đến phút giây cuối của em. Sự ra đi của Lượm được miêu tả rất nhẹ nhàng, đó là sự ra đi của 1 chú nhóc vì độc lập bình yên của tổ quốc. Em ra đi nhưng tay thì vẫn nắm chặt lấy bông lúa. Tóm lại, chú bé Lượm hiện lên là một cậu bé hồn nhiên yêu đời và có tinh thần dũng cảm sâu sắc trong kháng chiến.

    Bình luận

Viết một bình luận