GV bộ môn sinh học thông báo _ HS tự tham quan thiên nhiên xung quanh nơi ở và thu thập thông tin về các nội dung: 1. Qu

GV bộ môn sinh học thông báo _ HS tự tham quan thiên nhiên xung quanh nơi ở và thu thập thông tin về các nội dung: 1. Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường. 2. Nhận dạng thực vật , xếp chúng vào nhóm. 3. Quan sát biến dạng của rễ, thân, lá. 4. Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan.

0 bình luận về “GV bộ môn sinh học thông báo _ HS tự tham quan thiên nhiên xung quanh nơi ở và thu thập thông tin về các nội dung: 1. Qu”

  1. 1.Lúa
    +Nơi mọc: dưới ruộng
    +Môi trường sống: Đất màu mỡ, ngập nước, nắng nhiều,độ ẩm cao 
    +Đặc điểm: thân cỏ,rễ chùm,lá đơn,cao 1-1,8m. hoa mọc thành chuỗi dài khi hạt chín màu vàng và rủ xuống 
    +Nhóm thực vật: hạt kín
    2.cam
    +Nơi mọc: Vườn nhà, đồi núi thoải
    +Môi trường sống:trên cạn, đất nhiều chất dinh dưỡng, nắng nhiều,độ ẩm trung bình.
    +Đặc điểm :Thân gỗ,rễ cọc,lá đơn, cao 2-3m, hoa nhỏ màu trắng, quả mọng nhiều nước 
    +Nhóm thực vật: hạt kín 
    3. Chuối
    +Nơi mọc: vườn nhà,đồi núi thoải

    +Môi trường sống: trên cạn đất ko quá nhiều chất dinh dưỡng, nắng vừa phải,ẩm cao.

    +Đặc điểm:thân giả do lá tạo thành, rễ chùm, lá đơn,cao 2-2.5m, hoa mọc thành cụm gọi là “bắp chuối” quả tập trung thành các bẹ, 1 quày gồm 5-12 bẹ

    +Nhóm thực vật: hạt kín.

    4.Xoài
    +Nơi mọc:Vườn nhà, các khu rừng.

    +Môi trường sống:Trên cạn,đất nhiều chất dinh dưỡng, nắng nhiều, ẩm trung bình
    +Đặc điểm:thân gỗ,rễ cọc,lá đơn, cao 5-15m, hoa mọc thành các cụm lên tới hàng trăm hoa nhỏ, quả mọng, khi chín nhiều nước và ngọt

    +Nhóm thực vật: hạt kín.

    5.Thông
    +Nơi mọc:các khu rừng hàn đới.

    +Môi trường sống:Trên cạn,đất ít chất dinh dưỡng, nắng ít, ẩm thấp
    +Đặc điểm: Thân gỗ, rễ cọc, ít cành,lá kim, cao 15-20m, quả là các vảy cứng bảo vệ hạt gọi là nón thông

    +Nhóm thực vật: hạt trần.

    6.Lim.
    +Nơi mọc:Các khu rừng nhiệt đới.
    +Môi trường sống: Trên cạn, đất ít chất dinh dưỡng, nắng nhiều,ẩm cao
    +Đặc điểm:Thân gỗ,rễ cọc, lá kép, cao 15-20m, mọc chậm. hạt có vỏ cứng gồm 2 mảnh,khi khô tách ra giúp phát tán hạt
    +Nhóm thực vật:Hạt kín 
    7.Rong đuôi chó
    +Nơi mọc:Ao hồ,đầm lầy ngập nước 
    +Môi trường sống:Dưới nước, có thể có đất hoặc trôi nổi, nắng nhiều 
    +Đặc điểm: thân thảo,rễ chùm, lá kép, hoa nhỏ màu trắng, hạt nằm trong các túi hạt.
    +Nhóm thực vật:Hạt kín 
    8.Xà cừ
    +Nơi mọc: các khu rừng nhiệt đới
    +Môi trường sống:Trên cạn,đất ít dinh dưỡng,nắng nhiều, ẩm cao hoặc trung bình
    +Đặc điểm:Thân gỗ, rễ cọc,lá kép,cao 15-20m quả tròn,cứng, khu khô tách ra giải phóng hạt
    +Nhóm thực vật:Hạt kín 
    9.Cao su.
    +Nơi mọc:Các khu rừng Cao su.
    +Môi trường sống:Trên cạn, đất nhiều chất dinh dưỡng,mưa nhiều ẩm cao
    +Đặc điểm: rễ cọc, thân gỗ, lá kép, cao 15-20m, nhiều nhựa, quả có các múi cứng,khi khô tách mạnh giúp hạt văng xa.
    +Nhóm thực vật: Hạt kín

    10. Điều

    +Nơi mọc: Các vùng khí hậu nhiệt đới.

    +Điều kiện sống: Đất đai màu mỡ,mưa nhiều, nắng trung bình, ẩm cao

    +Đặc điểm: Thân gỗ,rễ cọc, ít cành,lá đơn, hoa mọc thành cụm,hạt nằm ngoài quả, quả giả mọng nước

    +Nhóm thực vật: hạt trần

    vote hay nhất giúp mình nhé 

    Bình luận
  2. 1

    Đa số thực vật ở cạn nên có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn (một số thực vật thuỷ sinh sống ở nước có một số đặc điểm thích nghi với môi trường nước là hiện tượng thứ sinh):

    – Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước.

    – Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.

    – Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển.

    – Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.

    2

    Nhóm: Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt kín, Hạt trần

    3

    Lá có lớp cutin, sáp hoặc lông ánh bạc hoặc có nhiều lông tơ

    Lá xếp xiên góc hoặc rũ xuống

    Cây có rễ củ, chồi ngầm và thân ngầm dưới đất

    Vỏ cây dày, tầng bần phát triển

    Tăng cường thoát hơi nước khi nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp

    Cây sống nơi khô hạn có mô tích lũy nước

    4

    Thực vật phân bố theo môi trường, nhiệt độ, độ ẩm và độ cao

    Bình luận

Viết một bình luận