hậu quả cách phòng tránh của bệnh đường hô hấp

By Emery

hậu quả cách phòng tránh của bệnh đường hô hấp

0 bình luận về “hậu quả cách phòng tránh của bệnh đường hô hấp”

  1. Hậu quả:

    Bệnh phổi gồm 4 loại bệnh:

    1.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn.Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. 

    2. Bệnh Hen

    Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho và/hoặc khó thở.

    Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.

    3.Nhiễm trùng đường hô hấp

    Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.

    Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ- con,…).

    Những người hút thuốc cũng hay bị cúm.Vaccin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.

    Cách phòng ngừa: 

    – Nâng cao sức đề kháng bằng cách tiêm phòng (chích ngừa) cúm hằng năm. Nhất là trẻ em và người trên 65 tuổi, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan hoặc suy giảm miễn dịch. Có thể dùng một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm gia tăng sức đề kháng của niêm mạc đường thở.

    – Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng.

    – Vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các bệnh, các ổ nhiễm trùng răng miệng nên chữa trị tận gốc để ngăn ngừa vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới. Răng miệng rất gần các cơ quan hô hấp.

    – Tập thể dục thường xuyên.Việc luyện tập giúp cơ thể ấm lên, hoạt động giúp cơ thể tỏa nhiệt và nâng cao sức đề kháng.

    – Không để cơ thể nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm lạnh lâu.

    – Giữ ấm đúng cách. Trong nhà, nên giữ nhiệt độ vừa phải. Tránh dùng các kiểu lò sưởi mà chất đốt cháy không hoàn toàn như dùng lò than trong phòng kín vì có thể gây ngộ độc khí CO2.

    -Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện khác thường như: ho, sổ mũi, sốt, khó thở, đau ngực… phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định bệnh và điều trị kịp thời.

    -Khi điều trị nên uống thuốc đúng thời gian được chỉ định để bảo đảm bệnh được trị triệt để.

    -Loại bỏ những thói quen xấu có hại như: ngâm mình trong nước lạnh quá lâu, ăn mặc phong phanh khi ra đường, hút thuốc, uống rượu.

    -Nên sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc trong môi trường ô nhiễm.

    Trả lời
  2. Để phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp, người dân cần áp dụng một số hành động phòng ngừa hàng ngày như sau:

    – Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.

    – Dùng khăn giấy che miệng mũi khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt giấy vào thùng rác.

    – Hạn chế chạm vào mắt, mũi, miệng khi tay bẩn.

    – Không tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng với người có triệu chứng của bệnh cảm như sốt, ho, sổ mũi, hoặc đau nhức

    – Không ra đường khi bạn có dấu hiệu của bệnh cảm.

    – Làm sạch, khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.

     

    Trả lời

Viết một bình luận