Hãy xác định và phân tích( viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ) trong khổ thơ sau: Chiếc thuyền nhẹ phăng như con tuần mã Phăng mái chào mạnh mẽ vượt Trườn

By Delilah

Hãy xác định và phân tích( viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ) trong khổ thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ phăng như con tuần mã
Phăng mái chào mạnh mẽ vượt Trường Giang
Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Dướn thân trắng bao la thâu góp gió
Mọi người giúp e vs ạ.

0 bình luận về “Hãy xác định và phân tích( viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ) trong khổ thơ sau: Chiếc thuyền nhẹ phăng như con tuần mã Phăng mái chào mạnh mẽ vượt Trườn”

  1. Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là một bình minh lí tưởng: “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Bầu trời trong sáng, không một gợn mây, gió nhè nhẹ thổi, ánh hồng bình minh phớt hồng chân trời. Khung cảnh ấy dự báo một chuyến ra khơi gặp trời êm biển lặng. Những chiếc thuyên buồm là biểu tượng cho sức mạnh và khí thế ra khơi đánh cá của đoàn trai tráng làng chài:

    “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang”.

    “Hăng” nghĩa là hăng hái, hãng say gợi tả khí thế ra khơi vô cùng mạnh mẽ, phấn chấn. Con thuyền được so sánh “hăng như con tuấn mã” là một so sánh độc đáo. Tuấn mã là ngựa tơ, ngựa khỏe, ngựa đẹp và phi nhanh. Những con thuyền lướt sóng như đoàn tuấn mã phi như bay với khí thế hăng say, với tốc độ phi thường. Những chiếc mái chèo từ cánh tay của “dân trai tráng” như những lưỡi kiếm dài, to lớn chém xuống, “phăng” xuống mặt nước, đẩy con thuyền vượt tnrờng giang một cách “vội vã”, “mạnh mẽ”. Trước đây, nhà thơ viết: “Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”, nhưng sau này, tác giả thay chữ “mạnh mẽ” bằng chữ “vội vã”. Có lẽ vừa diễn tả một chuyến ra khơi hối hả, khán trương, vừa để hiệp vần: tiếng “vã” vần với tiếng “mã” làm cho vần thơ giàu âm điệu gợi cảm. Hình ảnh thứ ba là cánh buồm. Cánh buồm nâu dãi dầu mưa nắng, sương gió biển khơi nên đã trắng

    bạc, thành “chiếc buồm vôi”:

    “Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp giỏ”.

    “Trương” là “giương” lên cao to, được gió thổi căng phồng đê “bao la thâu góp gio”. Lần thứ hai, Tế Hanh sáng tạo nên một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp: “Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng ra khơi đánh cá, chinh phục biển để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cánh buồm – mảnh hồn làng – ấy còn là niềm hi vọng to lớn của làng chài quê hương. Chữ “rướn” là từ gợi tả, đặc sắc. Con thuyền, cánh buồm như ưỡn ngực ra, hướng vẻ phía trước, xốc tới với sức mạnh to lớn, với khí thế hăm hở phi thường, vượt qua mọi trở lực, khó khăn.

    Trả lời

Viết một bình luận