Hãy cảm nhận bài ca dao sau : ” Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều “

Hãy cảm nhận bài ca dao sau :
” Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều ”

0 bình luận về “Hãy cảm nhận bài ca dao sau : ” Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều “”

  1.    Bằng thể thơ lục bát, bài ca dao diễn tả tâm trạng nhớ thương của người con xa nhà luôn hướng về quê hương, nơi đó có mẹ già, người thân. Thời gian là buổi chiều, khi công việc trong ngày đã hoàn tất. Buổi chiều diễn tả tâm trạng buồn nặng trĩu của người con. “Chiều chiều” không chỉ là 1 buổi chiều mà rất nhiều buổi chiều, sự việc cứ diễn ra, cứ lập đi lặp lại ngày nào cũng “ra đứng ngõ sau”. “Ngõ sau” là không gian vắng vẻ, yên tĩnh. Câu ca dao không nói ai “đứng ngõ sau”, ai “trông về quê mẹ”, nhận vật trữ tình không được giới thiệu cụ thể về hình dáng, diện mạo… nhưng người đọc vẫn hình dung, cảm nhận được đó là một cô gái xa quê, xa gia đình… nhớ lắm nỗi vơi đầy nên chiều nào cũng như chiều nào, nàng một mình “ra đứng ngõ sau” lúc hoàn hôn buôn xuống để nhìn quê mẹ phía chân trời xa, càng nhìn về quê mẹ, con càng thấy lẻ loi, cô đơn nơi quê người. Nỗi nhớ da diết không nguôi: “Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều”. Bốn tiếng “ruột đau chín chiều”, diễn tả rất hay nỗi đau nhớ đó. Chiều nào cũng thấy nhớ thương. Đứng ở chiều hướng nào chúng ta cũng cảm nhận được người con tha hương cũng buồn đau tê tái nỗi nhớ quê hương, nhớ mẹ, nhớ người thân, càng dân lên càng thấy cô đơn vô cùng. Với giọng điệu tâm tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ một nooic buồn khơi dậy trong lòng người đọc được bao liên tưởng về quê hương yêu dấu, về tuổi thơ.

    Bình luận
  2.  Bài ca dao là lời người phụ nữ đã có chồng và phải lấy chồng xa. Trong xã hội phong kiến xưa, do quan niệm “trọng nam khinh nữ” nên đời sống tình cảm của người phụ nữ ít được quan tâm chia sẻ. Người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.

                                          Chúc bn học tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận