Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của 2 đề văn sau
Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay mọi người đều sống theo đạo lý uônga nước nhớ nguồn
Lập dàn ý cho hai đề văn
Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của 2 đề văn sau
Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay mọi người đều sống theo đạo lý uônga nước nhớ nguồn
Lập dàn ý cho hai đề văn
-Giống: Đều sử dụng phương thức NGHỊ LUẬN
-Khác:
*Đề 1 Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn : Sử dụng nghị luận giải thích
*Đề 2 Chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay mọi người đều sống theo đạo lý uống nước nhớ nguồn : Sử dụng nghị luận chứng minh
-Lập dàn ý:
ĐỀ 1
* MB:
Lòng biết ơn là một đức tính tốt đẹp mà chúngta nên có.Lòng bết ơn là truyền thống quý báu và đc lưu truyền từ ngàn đời nay.Quan điểm đó được thể hện ở câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
*TB:
– Giải thích từ ngữ chứa vấn đề:
+Trong câu tục ngữ,”nước” là chất lỏng tinh khiết,ko màu,ko mùi,ko vị còn “nguồn” là nơi bắt đầu,điểm xuất phát của nước.
(Đối với nghĩa bóng,bạn nên giải thích từ nguồn trc)
+Sâu xa hơn,”nguồn” tượng trưng cho nh người làmvieejcc miệt mài vất vả để tạo ra thành quả cho những thế hệ phía sau,hình ảnh “nước” biểu trưng cho những người được hưởng thụ thành quả của người khác làm ra.
+Nói như vậy,cta có thể hiểu rằng những người được hưởng thụ thành quả của người khác phải biết ghi nhớ công lao làm việc chăm chỉ miệt mài của họCaauu tục ngữ khuyên cta phải sống biết ơn và đây là 1 quan đểm đúng đắn.
-Giải thích vấn đề:
+Khái niệm lòng biết ơn (Lòng bết ơn là sự ghi nhớ công ơn tình cảm mà ng khác mang lại cho mình.Những HĐ,việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hạnh phúc,niềm vui cho mình.
+Ý nghĩa lòng biết ơn (Lòng bết ơn là 1 truyền thống nghĩa cử cao đẹp của nd ta.Người có lòng bt ơn thường luôn mong đền đáp công ơn những ng đã giúp đỡ mk,có những HĐ,suy nghĩ thể hiện lòng bt ơn,sống vui vẻ và hanhj phúc,luôn cảm thấy niềm vui trong mọi điều,biết trân trọng cuộc sống và những thứ bản thân đang có.Không chỉ vậy,bết owlaf biể hiện của con gn tự tin ,luôn lạc quan yêu đời ,biết vượt qua khó khăn gian nan,sống vị tha,mở lòng khoan dung.Người có lòng bt ơn bao giờ cx là ng đc mọi ng tôn trọng và yêu quý.
+Vì sao phải bt ơn? (Bếtơn là nghĩa cử,truyền thống vhoa tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa,là tình cảm cao đẹp và thiêng liêg của mỗi con ng.Mỗi công việc cta thành công ko phải tự nhiên mà có,dù lớn hay nhỏ cũng có cội nguồn của những ng đi trước.VVaayj neenn cta pjhair biết ơn.
+Biểu hiện(Với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trg,cta không thể kiếm ra đc nhiều vật chất ,cta hãy chăm chỉ học tập,rèn luyện tốt noi theo tấm gương của chủ tịch HCM.Với xã hội và cộng đồng,mỗi người hãy đồng tình vs vẻ đẹp của bt ơn và phê phán người vô ơn.
+Tác dụng(Mỗi người sống biết ơn thì Xh cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn,giàu tình cảm hơn.ếu sốngbt ơn,cta cx sẽ rèn luện đc lối sốngyêu thương,sốngbt nhún nhường ng khác,…
+Đối lập(Nhưng trong cuộc sống này, cx có nh ng sống vô ơn,ko bt ghi nhớ công ơn của ng khác.Trong gđ,trong khi người mẹ đang chăm chỉ dọn dẹp, nấu ăn thì những ng con lại vô tâm ko qtam tới ng mẹ,họ chỉ bt phá phách bày bừa .Ngoài xã hội,những ng lao công chăm chỉ quét dọn khu phố con đờng thì có nh ng lại ra sức vứt rác bừa bãi.Tất cả nh HĐ đó đềuđ ngược với truyền thống tốt đẹp của nd ta.
+Ngoài lòng bt ơn,con ng ta phải có lòng kiên trì quếttâm,sốngnhaann đạo,yêu thương ng khác,…Đây là nh phẩm chất tốt đẹp của con ng nhg lòng bt ơn vx là cốt lõi.
*KB:
Qua câu tục ngữ trên,cta có thể thấy lòng bt ơn là vô cùng qtrong và cần thiết.Câu tục ngữ khuyên cta phải bt sống bt ơn.Mỗi cta hãy bt sống bt ơn để giúp xã hội càng trở nên tươi đẹp hơn.
ĐỀ 2
*MB và KB có thể làm giống đề 1 nhé!
*TB
-Giải thích từ ngữ(bạn cx có thể sd đoạn giải thích ở đề 1 nhé!)
-Chứng minh
+Lí lẽ:(bạn có thể sd phương pháp nêu khái niệm ở đề 1)
+Dẫn chứng(Với thếhệ học sinh,sinh viên thì ntn,vớixh thì ntn – bạn có thể search trên mạng)
+Mở rộng(Có thể sd đoạn nê đối lập ở đề 1)
điểm giống của hai đề văn này là về luận điểm ( câu tục ngữ) , khái niệm ( phần giải thích nghĩa đen nghĩa bóng) và khác nhau về kiểu bài ( văn nghị luận giải thích và nghị luận chứng minh)
đây là dàn ý bài chứng minh :
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– “Uống nước” ở đây nghĩa là gì?
+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.
+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.
– “Nguồn” ở đây cũng có hai lớp nghĩa:
+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.
+ Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.
=> Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ “Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được “qua cầu rút ván” hay “ăn cháo đá bát”.
b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?
Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:
– Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,…)
– Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,…)
– Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,…)
c) Mở rộng vấn đề
– Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
– Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.
3. Kết bài
– Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
– Nêu bài học cho bản thân.
Và bài giải thích :
1. Mở bài
– Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta.
– Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
– Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lý làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
2. Thân bài
a. Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn”
– “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
– “Nguồn”: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn
– Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
– Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lý tất yếu.
– Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
– Khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương”, “muôn phần cay đắng” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
– Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỷ, ăn bám gia đình, xã hội.
c. Phải làm gì để “nhớ nguồn”?
– Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
– Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
– Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
– Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
– Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.