Hãy cho biết cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước thực dân nào?
Câu 2: Nêu những nét chính về diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 ?
Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản?
Để đưa nước Nhật thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929- 1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã
làm gì?
Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 2.
* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược:
– Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
– Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
– Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
* Pháp đánh Đà Nẵng:
– Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.
– Ngày 1 – 9 – 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
– Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
– Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
Câu 2.Em có nhận xét sau:
– Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
– Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
– Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.
Vote cho mình nhé.CHÚC BẠN HỌC TỐT